Cán bộ, công chức tại Hà Nội vi phạm nồng độ cồn phải thông báo đến cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng của người vi phạm để xử lý?
- Tại Hà Nội nếu cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn phải thông báo đến cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng của người vi phạm để xử lý?
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như thế nào?
- Hành vi can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm của CSGT bị nghiêm cấm có phải không?
- Nhiệm vụ của Ban An toàn giao thông Thành phố Hà Nội là gì?
Tại Hà Nội nếu cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn phải thông báo đến cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng của người vi phạm để xử lý?
Căn cứ tạo Mục 2 Công văn 348/UBND-ĐT năm 2023 hướng dẫn như sau:
- Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về tăng cường xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn". Huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Thông báo hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, dùng viên, người lao động trong các cơ quan Nhà nước đến cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng của người vi phạm để xử lý theo quy định.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 348/UBND-ĐT năm 2023 hướng dẫn như sau:
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (nhất là các nội dung của pháp luật về xử lý người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia) và công tác kiểm tra, xử lý quyết liệt của lực lượng chức năng Thành phố bằng những hình thức:
+ Trên các trang thông tin báo chí, mạng xã hội;
+ Hệ thống loa truyền thanh các các xã, phường, thị trấn;
+ Tuyên truyền trực tiếp tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, khu dân cư, tổ dân phố.
Để tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tâm lý, ý thức, thái độ của người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật giao thông, quyết tâm hình thành được văn hóa, thói quen không điều khiến phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và đồng thuận, ủng hộ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải, các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, làm việc với các cơ sở kinh doanh có điều kiện phát sinh vi phạm về nồng độ cồn trên địa bản (các nhà hàng, quân bar, karaoke, vũ trường, trung tâm tiệc cuối...) để phối hợp tuyên truyền, vận động khách chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về không điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia, có biện pháp phù hợp để người đã sử dụng nam, bia không điều khiển phương tiện giao thông.
Tại Hà Nội nếu cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn phải thông báo đến cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng của người vi phạm để xử lý? (Hình từ Internet)
Hành vi can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm của CSGT bị nghiêm cấm có phải không?
Căn cứ tại Mục 3 Công văn 348/UBND-ĐT năm 2023 hướng dẫn như sau:
- Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị, địa phương mình quản lý tự giác chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông" và tuyên truyền, vận động người thân cùng tuân thủ.
- Nghiêm cấm việc can thiệp, tác động vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng thực thi công vụ.
- Thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị minh quản lý vi phạm.
Nhiệm vụ của Ban An toàn giao thông Thành phố Hà Nội là gì?
Căn cứ tại Mục 6 Công văn 348/UBND-ĐT năm 2023 hướng dẫn như sau:
Ban An toàn giao thông Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan thường trực theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ được giao; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?