Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y tế từ 01/7/2023 theo Nghị định 05/2023 khi tăng lương cơ sở thế nào?
Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y tế từ 01/7/2023 theo Nghị định 05/2023 khi tăng lương cơ sở thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC thì cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề được quy định như sau:
- Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng
Ví dụ: Bà Trần Thị A là điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện Tâm thần TW2, đang hưởng lương ngạch điều dưỡng trung cấp, mã số ngạch 16b.121, bậc 12, hệ số lương 4,06 và hưởng 7% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề tháng 09/2011 của bà A như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề 1 tháng = 830.000 đồng x [4,06 + 0,4 + (4,06 x 7%)] x 70% = 2.756.802 đồng
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo đó, mức lương tối thiểu chung được quy định tại Nghị định 31/2012/NĐ-CP đã được đổi thành mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP. Có thể hiểu mức lương tối thiểu chung chính là mức lương cơ sở hiện nay.
Theo đó, từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở chính thức tăng lên 1.8 triệu đồng và phụ cấp ưu đãi nghề y tế sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở này thay vì 1.490.000 như hiện nay.
Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y tế từ 01/7/2023 (Hình từ Internet)
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC thì thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
Hướng dẫn xếp lương bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
Theo đó, lương của nhân viên y tế được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV thì xếp lương bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ như sau:
Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Quyết định 78/2004/QĐ-BNV và Nghị định 204/2004/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?