Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được quy định như thế nào?
Nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
Quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
1. Nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm:
a) Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật;
b) Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
c) Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
d) Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan;
đ) Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải quan theo quy định của pháp luật;
e) Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
g) Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan tuân thủ pháp luật.
2. Cơ quan hải quan tổ chức áp dụng thống nhất cơ chế quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan.
3. Việc đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng thực hiện như đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Như vậy theo quy định trên nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm có:
- Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật.
- Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
- Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan.
- Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan.
- Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan.
- Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan tuân thủ pháp luật.
Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
- Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên (Mức 1) thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 72/2015/TT-BTC, Điều 13 Thông tư 72/2015/TT-BTC, Điều 14 Thông tư 72/2015/TT-BTC, Điều 15 Thông tư 72/2015/TT-BTC, Điều 16 Thông tư 72/2015/TT-BTC và 17 Thông tư 72/2015/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ cao (Mức 2): Quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ trung bình (Mức 3): Quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ thấp (Mức 4): Quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan không tuân thủ (Mức 5): Quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.
Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan như sau:
- Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được hệ thống công nghệ thông tin tự động đánh giá vào 00 giờ hàng ngày tại Tổng cục Hải quan trên cơ sở tích hợp, xử lý dữ liệu thông tin hải quan theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Điều 11 Thông tư 81/2019/TT-BTC và theo nguyên tắc như sau:
+ Doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp ưu tiên (Mức 1) thực hiện theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC và Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
+ Người khai hải quan được đánh giá tuân thủ pháp luật lần đầu hoặc điều chỉnh các lần tiếp theo vào Mức 2 hoặc Mức 3 hoặc Mức 4 khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tương ứng quy định tại Phụ lục II hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.
+ Người khai hải quan được đánh giá hoặc điều chỉnh giảm mức độ tuân thủ vào Mức 5 khi đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC. Việc điều chỉnh tăng mức độ tuân thủ từ Mức 5 thực hiện như sau:
++ Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật tối đa 01 mức.
++ Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức 4. Các lần đánh giá tuân thủ tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC.
++ Trường hợp không có một trong những hành vi quy định tại Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức tuân thủ tương ứng.
- Trường hợp hệ thống gặp sự cố, kết quả đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan được xác định theo kết quả đánh giá của ngày hôm trước liền kề với ngày phát sinh sự cố.
- Cơ quan hải quan theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan theo các hình thức dưới đây:
+ Lựa chọn ngẫu nhiên người khai hải quan để thực hiện phân tích, đánh giá, điều chỉnh mức độ tuân thủ của người khai hải quan theo tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Điều 11 Thông tư 81/2019/TT-BTC.
+ Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan liên quan về quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan để xác minh thông tin phát sinh.
- Cơ quan hải quan hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ của người khai hải quan thông qua ứng dụng tại Cổng thông tin điện tử hải quan như sau:
+ Tra cứu kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật và lý do đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật.
+ Trao đổi, phản hồi thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật và phản ánh các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đánh giá tuân thủ pháp luật.
+ Trường hợp ứng dụng tại Cổng thông tin điện tử hải quan chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản.
- Cơ quan hải quan khuyến khích người khai hải quan tự nguyện tuân thủ bằng việc tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, biên bản ghi nhớ, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo, hỗ trợ người khai hải quan tự nguyện tuân thủ pháp luật về hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?