Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em? Các bước chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 cho trẻ em như thế nào?

Cho tôi hỏi về việc các bước chẩn đoán sau nhiễm Covid-19 ở trẻ em. Theo quy định hướng dẫn của Bộ Y tế thì thực hiện chẩn đoán sau nhiễm Covid-19 ở trẻ em như thế nào? Cảm ơn!

Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em gồm những gì?

Căn cứ Hướng dẫn chẩn đoán sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn như sau:

Đa số trẻ nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

- Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tỉnh (Post Acute COVID-19 Syndrome), trong hướng dẫn này gọi là hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em,

- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ 2021; Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính khi các triệu chứng xuất hiện sau đợt nhiễm SARS-CoV-2 >= 4 tuần khi trẻ đã khỏi bệnh và các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.

- Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cơ chế sinh bệnh chưa rõ:

+ Triệu chứng hô hấp là thường gặp nhất.

+ Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít gặp những nặng cần nhập cấp cứu.

- Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em:

+ Trẻ dư cân, béo phì

+ Trẻ lớn > 6 tuổi + Giới: nữ

+ Có bệnh nền, bệnh lý mạn tính

+ Tiền sử dị ứng, hen, cơ địa dị ứng

+ Điều trị trước đó có thở máy, hồi sức sốc, lọc máu, ECMO, nằm khoa hồi sức cấp cứu.

+ Chưa tiêm chủng vắc xin COVID-19

+ COVID-19 nặng

+ Nằm viện kéo dài.

Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em? Các bước chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 cho trẻ em như thế nào? (Hình từ internet)

Các bước chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em?

Căn cứ theo Hướng dẫn chẩn đoán sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 thì việc chẩn đoán và điều trị bệnh được thực hiện như sau:

Công việc chẩn đoán: Hỏi bệnh

- Bằng chứng nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính trước đó (nghi ngờ hoặc xác định) theo hướng dẫn của Bộ Y tế dựa trên:

+ Giấy tờ liên quan COVID-19 do y tế cung cấp + Kết quả PCR (+) với SARS-CoV-2 + Kết quả test nhanh SARS-CoV-2 dương tính

+ Test kháng thể SARS-CoV-2 dương tính (nếu chưa tiêm ngừa) hoặc kháng thể kháng Nucleocapsid (nếu có tiêm ngừa).

+ Có tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2 - Mức độ nặng của các triệu chứng trong đợt cấp.

- Thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài của các triệu chứng tính từ lúc khởi phát đợt COVID-19 cấp.

- Bệnh nền, mạn tính. - Cơ địa dị ứng, suyễn, dị ứng thuốc. - Thuốc đang điều trị.

- Mức độ nặng của các triệu chứng hậu COVID-19 và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

* Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) Sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần:

- Sốt: VÀ

- Có tăng các chỉ số viêm (CRP 25 mg/L, máu lắng, procalcitonin): VÀ

- Tổn thương 22 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh)

Khám lâm sàng

- Dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, SpO2

- Tìm dấu hiệu nguy hiểm, cấp cứu:

+ Khó thở hoặc SpO2 < 95%.

+ Sốc.

+ Đau ngực vùng trước tim.

+ Rối loạn nhịp tim.

+ Rối loạn tri giác, co giật.

- Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C).

- Mức độ trị giác: đánh giá theo A (tỉnh táo), V (đáp ứng lời nói), P (đáp ứng kích thích đau), U (hôn mê).

- Tai mũi họng.

- Mắt: kết mạc mắt.

- Hô hấp:

- Khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực.

- Ran phổi, phể âm.

- Tim mạch: nghe tim, rối loạn nhịp tim.

- Tiêu hóa: khám bụng điểm đau, chướng, báng, kích thước gan, lách.

- Cơ xương khớp, nổi mẩn đỏ, đau viêm cơ khớp, sức cơ, trương lực cơ.

- Da lông tóc móng: hồng ban ở mặt, lưng ngực bụng, bong tróc da đầu ngón tay chân, rụng tóc.

- Khác: môi, lưỡi đỏ, hạch cổ.

- Dinh dưỡng: đánh giá tình trạng dinh dưỡng, BMI.

Cận lâm sàng:

- Chỉ định các xét nghiệm thăm dò cận lâm sàng tùy theo từng người bệnh, dựa trên các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng ở thời điểm thăm khám và định hướng chẩn đoán/chẩn đoản phân biệt. Mục tiêu chính là loại trừ biến chứng nặng ảnh hưởng tính mạng, hỗ trợ chẩn đoán phân biệt hội chứng sau nhiễm nhiễm COVID-19 với các bệnh lý khác. Không sử dụng các gói" xét nghiệm/thăm dò cận lâm sàng áp dụng giống nhau cho mọi bệnh nhân tới khám sau nhiễm covid-19.

- Một số gợi ý chỉ định xét nghiệm dựa trên các triệu chứng như sau:

- Xét nghiệm tiếp theo cho từng bệnh cụ thể: tùy theo biểu hiện ở từng chuyên khoa

Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân của các triệu chứng sau nhiễm COVID-19:

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em Chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em khi có đủ 3 tiêu chuẩn:

- Các triệu chứng xuất hiện sau nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính 24 tuần.

- Khi trẻ đã khỏi bệnh COVID-19.

- Các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.

Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên hội chứng sau nhiễm COVID-19?

Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 405/QĐ-BYT năm 2022 như sau: Xét nghiệm

Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: Chỉ định xét nghiệm

- Tất cả trẻ nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần được lấy mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng dịch mũi hoặc dịch nội khí quản (NKQ)/rửa phế quản (nếu thở máy) để chẩn đoán xác định COVID-19.Phương pháp xét nghiệm

- Sử dụng phương pháp xét nghiệm Real-time RT-PCR cho kết quả độ nhạy độ đặc hiệu cao nhất dùng để chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính.

- Nếu kết quả Real-time RT-PCR âm tính, nhưng vẫn nghi ngờ về lâm sàng, cần xét nghiệm lại hoặc lấy mẫu bệnh phẩm dịch hút phế quản, hoặc dịch rửa phế quản, rửa phế nang (nếu trẻ thở máy).

- Xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2, để phát hiện kháng nguyên của vi rút và cần được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT- PCR.

- Xét nghiệm SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị được chỉ định theo yêu cầu cụ thể của phác đồ điều trị.

- Không dùng xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng SARS-CoV-2 để chẩn đoán đang mắc COVID-19 (chỉ dùng cho chẩn đoán các bệnh sau mắc COVID-19 như: hội chứng viêm đa hệ thống cơ quan (MIS-C) hoặc những tổn thương khác sau nhiễm SARS-CoV-2…).

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
943 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào