Các yếu tố bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài từ 10/9/2022?
Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hợp pháp và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về việc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hợp pháp và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới như sau:
"Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
1. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hợp pháp và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới khi được cơ quan có thẩm quyền của nước sử dụng ngôn ngữ được thi cấp chứng chỉ là ngôn ngữ chính thức công nhận hoặc để xét duyệt hồ sơ nhập cư, nhập quốc tịch, cấp thị thực nhập cảnh cho công dân các nước có nhu cầu định cư, làm việc, nghiên cứu, học tập tại thời điểm phê duyệt liên kết tổ chức thi."
Như vậy, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hợp pháp và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới khi được cơ quan có thẩm quyền của nước sử dụng ngôn ngữ được thi cấp chứng chỉ là ngôn ngữ chính thức công nhận hoặc để xét duyệt hồ sơ nhập cư.
Các yếu tố làm cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng:
"Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
...
2. Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng sau:
a) Đề thi bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh, không vi phạm pháp luật, thuần phong, mỹ tục, văn hóa của Việt Nam, được bảo mật khi sao in, đóng gói, vận chuyển (nếu có), bảo quản và sử dụng; đề thi mẫu được công bố để thí sinh tiếp cận dễ dàng, đầy đủ;
b) Quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi bảo đảm chặt chẽ, khoa học, tin cậy, chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh, ngăn ngừa và loại bỏ các hiện tượng gian lận. Quytrình đăng ký dự thi, quy định về dự thi, tài liệu hướng dẫn thi được công bố công khai trên trang thông tin điện tử chính thức và hợp pháp của Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;
c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước, trong và sau khi thi;
d) Quy định rõ ràng, chặt chẽ về đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của Các bên liên kết khi tham gia tổ chức thi;
d) Bảng quy đổi kết quả thi với Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) được cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này công nhận;
e) Kết quả thi được công bố kịp thời, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ được cấp đúng thời gian quy định, thủ tục cấp thêm chứng chỉ và việc tra cứu kết quả thi thuận lợi đối với thí sinh; kết quả thi được lưu trên hệ thống dữ liệu để phục vụ việc xác thực kết quả của bài thi trong thời hạn kết quả thi còn hiệu lực; quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại về kết quả thi rõ ràng, thuận lợi cho thí sinh; có biện pháp hiệu quả để bảo mật thông tin nhận dạng cá nhân."
Như vậy, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng gồm 06 trường hợp như như trên.
Các yếu tố bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài từ 10/9/2022? (Hình từ internet)
Các yếu tố bảo đảm chất lượng của cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về cơ sở tổ chức thi của Việt Nam cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng như sau:
"Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
...
3, Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng sau:
a) Chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoặc kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của đơn vị;
b) Trang thông tin điện tử chính thức, hợp pháp cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng cho thí sinh đăng ký dự thi và phục vụ công tác tổ chức thi, xác thực kết quả thi;
c) Cán bộ quản lý của đơn vị có trình độ cử nhân trở lên thuộc các ngành ngôn ngữ, văn học và văn hoá nước ngoài thuộc ít nhất 01 ngôn ngữ mà đơn vị có liên kết tổ chức thi;
d) Trong trường hợp sử dụng cán bộ coi thi của Cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam: mỗi phòng thi phải có ít nhất 01 cán bộ coi thi là giảng viên hoặc giáo viên, các cán bộ coi thi khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và phải được tập huấn về nghiệp vụ coi thi; có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thi; có đủ nhân viên phục vụ việc tổ chức thi;
d) Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm để tổ chức thi: có đủ phòng thí và các phòng chức năng để tổ chức thi các kỹ năng theo yêu cầu của Cơ sở đánh
giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và theo từng đợt thi; phòng thi bảo đảm cách âm, có đủ ánh sáng, bàn, ghế và các trang thiết bị để tổ chức thi; có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thỉ, dữ liệu camera được lưu trữ ít nhất 02 năm và được sử dụng theo quy định của pháp luật; có đủ các thiết bị ghi âm, phát âm, ghi hình, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi; có thiết bị kiểm tra an ninh (cổng tử hoặc thiết bị cầm tay) để kiểm soát, ngăn chặn được việc thí sinh mang tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi, có nơi bảo quản đồ đạc của thí sinh; có phòng làm việc của hội đồng thi, trực thi, giao nhận đề thi và bài thi; có hòm, tủ, hay két sắt có khoá chắc chắn để bảo quản đề thi, bài thi bảo đảm an toàn và bảo mật; có hệ thống máy tính gồm máy chủ, các máy trạm, thiết bị bảo mật cho hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị lưu điện, nguồn điện dự phòng, các thiết bị phụ trợ bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật nếu tổ chức thi trên máy vi tính, trong trường hợp tổ chức thi theo hình thức trực tuyến, phải có đủ phương tiện, thiết bị, thiết bị bảo mật, có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin và chống gian lận hiệu quả; có phòng chấm thi (nếu thực hiện chấm thi) bảo đảm an toàn, biệt lập, có camera giám sát được toàn bộ diễn biến trong quá trình chấm thi, dữ liệu camera được lưu trữ ít nhất 02 năm và được sử dụng theo quy định của pháp luật; khu vực thi và chấm thi (nếu thực hiện chấm thi) bảo đảm các yêu cầu an toàn, bảo mật và phòng chống cháy nổ;
e) Công khai, minh bạch lệ phí thi và các loại phí khác liên quan đến quá trình thi cấp chứng chỉ (nếu có); thực hiện giải trình với xã hội về tài chính và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định."
Như vậy, cơ sở tổ chức thi của Việt Nam cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng được quy định như trên.
Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?