Các trường hợp bãi bỏ hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm những trường hợp nào?
Các trường hợp bãi bỏ hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm những trường hợp nào?
Ngày 16/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư.
Tại Điều 14 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ hương ước, quy ước trong các trường hợp sau:
* Trường hợp hương ước, quy ước bị bãi bỏ toàn bộ:
- Có nội dung trái với quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư;
- Bị tạm ngừng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP nhưng đã hết thời hạn phải hoàn tất các thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua để được công nhận quy định trong quyết định tạm ngừng thực hiện mà cộng đồng dân cư không hoàn tất các thủ tục này;
- Không bảo đảm tỷ lệ thông qua quy định tại Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà cộng đồng dân cư không thực hiện lại việc thông qua để bảo đảm tỷ lệ theo quy định.
* Trường hợp hương ước, quy ước bị bãi bỏ một phần khi bị tạm ngừng thực hiện một phần theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP nhưng đã hết thời hạn phải sửa đổi, bổ sung, thay thế được quy định trong quyết định tạm ngừng thực hiện mà cộng đồng dân cư không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung.
Theo đó, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phản ánh bằng văn bản của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư hoặc qua kết quả rà soát, kiểm tra, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, tổ chức liên quan phát hiện trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Có văn bản gửi người phản ánh, kiến nghị về nội dung phản ánh, kiến nghị không có cơ sở;
- Ban hành quyết định bãi bỏ toàn bộ hương ước, quy ước đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
- Ban hành quyết định bãi bỏ một phần hương ước, quy ước đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Quyết định bãi bỏ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến cộng đồng dân cư và đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Quyết định bãi bỏ hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Các trường hợp bãi bỏ hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào phải tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước?
Tại Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về 3 trường hợp tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước bao gồm:
- Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ đối với trường hợp không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
- Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện một phần đối với trường hợp:
+ Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
+ Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước như sau:
- Hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
+ Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
+ Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.
- Đối với trường hợp không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cộng đồng dân cư thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế theo yêu cầu tại quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước.
- Đối với trường hợp quy định tại cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế., việc đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
- Việc soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua và công nhận hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 8, 9, 10 và 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?
- Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?