Các nghề, công việc và nơi làm việc áp dụng đối với người lao động chưa thành niên làm việc được pháp luật quy định như thế nào?

Em trai tôi là người chưa thành niên nhưng muốn tham gia vào môi trường lao động. Do đó tôi muốn biết các nghề, công việc và nơi làm việc áp dụng đối với người lao động chưa thành niên làm việc được pháp luật quy định như thế nào? Mong được cung cấp thông tin. Xin cảm ơn!

Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm

Theo Phụ lục II Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH thì công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm như sau:

- Biểu diễn nghệ thuật.

- Vận động viên thể thao.

- Lập trình phần mềm.

- Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).

- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

- Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

- Nuôi tằm.

- Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

- Chăn thả gia súc tại nông trại.

- Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

- Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Các nghề, công việc và nơi làm việc áp dụng đối với người lao động chưa thành niên làm việc được pháp luật quy định như thế nào?

Các nghề, công việc và nơi làm việc áp dụng đối với người lao động chưa thành niên làm việc được pháp luật quy định như thế nào?

Danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Theo Phụ lục III Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH thì công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gồm có:

- Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thuỷ ngân, kẽm, bạc).

- Đốt và ra lò luyện cốc.

- Đốt lò đầu máy hơi nước.

- Vận hành nồi hơi đốt nhiên liệu (than đá, bã mía, củi, mùn cưa, trấu) và nồi hơi sử dụng nhiên liệu lỏng và có khí áp suất làm việc từ 4,0 bar trở lên, công suất trên 0,5 T/h).

- Vận hành hệ thống điều chế và nạp axetylen, oxy, hydro, clo và các khí hoá lỏng, các trạm khí nén có áp suất 8,0 bar.

- Vận hành hệ thống lạnh (làm nước đá, đông lạnh).

- Lắp đặt khuôn máy rèn, dập, ép, cắt kim loại (không phân biệt máy hơi nước, khí nén, điện hoặc cơ).

- Thu gom bã thải sản xuất cồn công nghiệp.

- Vận hành máy hồ vải sợi.

- Nhuộm, hấp, vải sợi.

- Chủ nhiệm kho, thủ kho, phụ kho kho hóa chất, thuốc nhuộm.

- Khai thác đá, đập đá thủ công, cậy bẩy đá trên núi.

- Trực tiếp đưa vật liệu vào máy nghiền đá và làm việc với máy nghiền đá.

- Tuyển quặng chì.

- Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 atmotphe trở lên (như máy khoan, máy búa và các máy tương tự gây những chấn động không bình thường cho thân thể người).

- Đãi, tuyển vàng, quặng, đá đỏ.

- Trực tiếp đào gốc cây có đường kính lớn hơn 40cm bằng phương pháp thủ công.

- Cưa xẻ gỗ 2 người kéo bằng phương pháp thủ công.

- Đốn hạ những cây có đường kính từ 35cm trở lên, cưa cắt cành, tỉa cành trên cao bằng phương pháp thủ công.

- Vận xuất gỗ lớn, xeo bắn, bốc xếp gỗ có đường kính từ 35cm trở lên bằng thủ công, bằng máng gỗ, bằng cầu trượt gỗ.

- Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ.

- Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác.

- Lái máy kéo nông nghiệp.

- Các công việc khai thác phân dơi; khai thác tổ yến tự nhiên ngoài đảo.

- Xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa và máy cưa vòng.

- Vận hành các máy bào trong nghề gỗ (trừ máy cầm tay).

- Trực tiếp nuôi, huấn luyện thú dữ hoặc động vật có nọc độc.

- Sơ chế tre, nứa, mây và cói, nếu có sử dụng hóa chất độc hại.

- Đốt lò nung gạch chịu lửa, lò vôi, tôi vôi bằng phương pháp thủ công.

- Công việc phải làm một mình trên đường sắt, hoặc ở nơi tầm nhìn của người công nhân không vượt quá 400m.

- Công việc di chuyển, nối hoặc tách toa xe trong xưởng máy, trên đường sắt.

- Điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

- Móc buộc tải trọng cho cầu trục, cần trục, cổng trục, palăng điện.

- Khảo sát đường sông.

- Các công việc trên tàu đi biển, trừ trường hợp đủ 16 tuổi trở lên.

- Lắp đặt giàn khoan.

- Làm việc ở giàn khoan trên biển.

- Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà.

- Khoan thăm dò giếng dầu và khí.

- Khoan thăm dò, khoan nổ mìn, bắn mìn.

- Cán ép tấm da lớn, cứng.

- Tráng paraphin trong bể rượu.

- Lưu hoá, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn như: thùng, két nhiên liệu, lốp ô tô.

- Công việc tiếp xúc với xăng, dầu trong hang, hầm: giao nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu.

- Đốt lò sinh khí nấu thuỷ tinh, thổi thuỷ tinh bằng miệng.

- Châm lửa cho máy đốt dầu tiêu thụ từ 400 l/h.

- Các công việc đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy phải mang vác, gá đặt vật gia công có trọng lượng từ 20kg trở lên.

- Vận hành lò đốt rác và xử lý nước thải.

- Nấu, tẩy rửa bột giấy bằng clo.

- Lắp đặt sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế.

- Lắp đặt, sửa chữa cáp ngầm, cáp treo của đường dây điện thông tin.

- Vận hành, trực các trạm điện hạ áp, trung áp và cao áp.

- Kiểm tra, sửa chữa và xử lý các mạch điện có điện thế 700 V trong trường hợp dòng điện một chiều; trên 220V trong trường hợp dòng điện xoay chiều và các vật duy trì mạch điện đó.

- Công việc ở đài phát thanh, phát sóng tần số rađiô như đài phát thanh, phát hình và trạm rađa, trạm vệ tinh viễn thông... bị ảnh hưởng bởi điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Sửa chữa lò, thùng, tháp kín, đường ống trong sản xuất hóa chất.

- Các công việc tiếp xúc dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenon, vận hành nồi đa tụ keo phenon.

- Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất gây biến đổi gien:

+ Hóa chất: 5 Flioro- uracil;

+ Hóa chất: Benzen.

- Trực tiếp tiếp xúc với các hoá chất, hợp chất gây tác hại sinh sản lâu dài (như gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng):

+ Estrogen;

+ Axít cis-retinoic;

+ Cacbaryl;

+ Dibromuaclo propan(DBCP);

+ Toluendiamin và dinitrotoluen;

+ Polyclorin biphenyl (PCBs);

+ Polybromua biphenyl (PBBs).

- Trực tiếp tiếp xúc (bao gồm các khâu: sản xuất, đóng gói, pha chế, phun thuốc, khử trùng kho) với các hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hoá chất có khả năng gây ung thư sau đây:

+ Hóa chất: 1,4 butanediol, dimetansunfonat;

+ Hóa chất: 4 aminnobiphenyl;

+ Amiăng loại amosit, amiăng loại crysotil, amiăng loại crosidolit;

+ Asen (hay thạch tín), canxi asenat;

+ Dioxin;

+ Diclorometyl-ete;

+ Các loại muối cromat không tan;

+ Nhựa than đá, phần bay hơi nhựa than đá;

+ Xyclophotphamit;

+ Dietylstilboestol;

+ Hóa chất: 2, Naphtylamin;

+ Hóa chất: N, N - di (Cloroetyl). 2. Naphtylamin;

+ Thori dioxyt;

+ Theosufan;

+ Vinyl clorua, vinyl clorid;

+ Hóa chất: 4- amino, 10- metyl flolic axít;

+ Thuỷ ngân, hợp chất metyl thủy ngân, metyl thủy ngân clorua;

+ Nitơ pentoxyt;

+ Hóa chất: 2,3,7,8 tetracloro dibenzen furan;

+ Hóa chất: 2- alphaphenyl-beta axetyletyl;

+ Axety salixylic axít;

+ Asparagin;

+ Benomyl;

+ Boric axít;

+ Cafein;

+ Dimetyl sunfoxid;

+ Direct blue-1;

+ Focmamid;

+ Hydrocortison, Hydrocortission axetat;

+ Iod (kim loại);

+ Chì, chì axetat, chì nitrat (tiếp xúc với xăng sơn, mực in có chứa chì, sản xuất ắc quy, hàn chì);

+ Mercapto, purin;

+ Kali bromua, kali iodua;

+ Propyl- thio- uracil;

+ Ribavirin;

+ Natri asenat, natri asenit, natri iodua, natri salixylat;

+ Tetrametyl thiuram disunfua;

+ Trameinnolon axetonid;

+ Triton WR-1339;

+ Trypan blue;

+ Valproic axít;

+ Vincristin sunfat;

+ Khí dụng Vinazol.

- Tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất sau đây

+ Oxyt cacbon (CO): trong vận hành lò tạo khí than, thải xỉ;

+ Các loại thuốc nhuộm có gốc anilin, xylizin, toluzin, auramin;

+ Các hợp chất có gốc xianua (-CN-);

+ Phốt pho và các hợp chất P2O5, P2S5, PCl3, H3P;

+ Trinitro toluen (TNT);

+ Mangan dioxyt (MnO2);

+ Photgein (COCl2);

+ Disunfua cacbon(CS2);

+ Oxit nitơ và axít nitric;

+ Anhydrit sunfuaric và axít sunfuaric;

+ Đất đèn (CaC2) như vận hành lò đất đèn dạng hở, thải xỉ.

- Làm việc trong thùng chìm.

- Nạo vét cống ngầm, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối.

- Sản xuất photpho vàng.

- Mổ tử thi, liệm mai táng người chết, bốc mồ mả, các công việc trong nhà xác.

- Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu.

- Công việc tiếp xúc với hơi thuốc gây mê hàng ngày, làm việc ở khoa hồi sức cấp cứu, khoa chống nhiễm khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn ở khoa lây của các cơ sở y tế, các trung tâm truyền máu, các cơ sở sản xuất vắc xin phòng bệnh, tham gia dập tắt các ổ dịch, làm việc ở khu điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm.

- Lắp dựng, tháo dỡ hoặc thay đổi giàn giáo.

- Công việc phải mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng lao động chưa thành niên:

Tuổi của lao động chưa thành niên

Công việc không thường xuyên (kg)

Công việc thường xuyên (kg)



Nam

Nữ

Nam

Nữ


Từ 15 tuổi (180 tháng) đến dưới 16 tuổi (192 tháng)

≥ 15

≥ 12

≥ 10

≥ 8

Từ 16 tuổi (192 tháng) đến dưới 18 tuổi (216 tháng)

≥ 30

≥ 25

≥ 20

≥15

- Phân loại, tái chế các sản phẩm có chứa than chì.

Danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Theo Phụ lục IV Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH thì nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gồm có:

- Tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có trong môi trường lao động nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bao gồm: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng, bụi than, bụi tale; các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X, các chất độc hại và các tia có hại khác.

- Tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

- Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom.

- Trên giá cao hay dây treo cao hơn 2 m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 300.

- Các công việc ở trong hố sâu hơn 5m.

- Làm việc trong nhà tù hoặc trong bệnh viện tâm thần.

Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Theo Phụ lục V Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH thì nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ

- Biểu diễn nghệ thuật.

- Vận động viên thể thao.

- Viết văn, viết báo.

- Lập trình phần mềm.

- Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen.

- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

- Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

- Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

- Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm.

- Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến.

- Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố.

- Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa.

- Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng.

- Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị.

- Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ.

- Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại.

- Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa.

- Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói.

- Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

- Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm.

Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm ban đêm

- Biểu diễn nghệ thuật.

- Vận động viên thể thao./.

Người lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì?
Pháp luật
Người lao động chưa thành niên có quyền tham gia khóa đào tạo kỹ năng nghề không? Có được tuyển người dưới 13 tuổi vào làm thêm dịp hè hay không?
Pháp luật
Người lao động chưa thành niên có bao nhiêu ngày nghỉ phép trong một năm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Khi sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải đảm bảo những quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi để làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm không?
Pháp luật
Đơn xin việc có cần xác nhận của địa phương không? Người lao động chưa đủ 18 tuổi có được ký hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Lao động chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào? Các công việc nào người chưa thành niên được phép làm?
Pháp luật
Các nghề, công việc và nơi làm việc áp dụng đối với người lao động chưa thành niên làm việc được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Bắt trẻ em 13 tuổi làm công việc sơn chống gỉ trong hầm tàu dẫn đến chết người có thể bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Trẻ 14 tuổi mượn thẻ căn cước công dân của người khác xin vào làm việc tại nhà máy chế biến thủy sản thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động chưa thành niên bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động chưa thành niên
1,336 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào