Các Cục Thuế thực hiện tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Các Cục Thuế thực hiện tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ Công văn 910/TCT-TTKT 2024 tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm, thời gian qua Bộ Tài chính đã ban hành các Công văn về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động trên thị trường bảo hiểm.
Do vậy, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế triển khai thực hiện các vấn đề như sau:
- Thực hiện rà soát, thống kê các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm thuộc phạm vi quản lý.
Trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để triển khai kiểm tra hồ sơ tại trụ sở Cơ quan thuế theo quy định, trường hợp phát hiện rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định.
- Phân công đơn vị đầu mối phụ trách chuyên môn, thực hiện nghiên cứu, triển khai, theo dõi và quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp này.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện quản lý chặt chẽ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý thuế.
Trường hợp qua công tác thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật về thuế và có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng dụng các biện pháp theo quy định để giải quyết dứt điểm các kiến nghị tại Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tiếp tục thực hiện rà soát đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên địa bàn quản lý để tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, các Cục Thuế tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp trong quá trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm.
Các Cục Thuế thực hiện tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống quy định của pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
Nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế quy định nguyên tắc quản lý rủi ro như sau:
- Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.
- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện:
+ Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
+ Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.
- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền.
- Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?