Các công việc cần thiết giúp phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải để có thể quản lý chất lượng môi trường không khí?

Các công việc cần thiết nào để phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải để có thể quản lý chất lượng môi trường không khí? Mong đươc cung cấp thông tin về vấn đề này, dù sao thì tôi cũng theo dõi thời sự nhiều nhưng chưa bao giờ tìm hiểu dưới góc nhìn pháp luật cả!

Theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-BTNMT năm 2022 thì các công việc cần thiết để phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải để có thể quản lý chất lượng môi trường không khí như sau:

Đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động được định hướng ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:

Đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương và về Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Tiếp tục tăng cường năng lực cho các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin; đầu tư bổ sung các hệ thống lưu trữ, bảo mật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của hệ thống truyền nhận và quản lý dữ liệu môi trường.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy mạnh giám sát các nguồn khí thải, lắp đặt các camera giám sát tại các nguồn khí thải.

- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý và tiếp nhận số liệu quan trắc khí thải tự động, đáp ứng các yêu cầu quản lý mới tại các Sở Tài nguyên và Môi trường. Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá chất lượng số liệu quan trắc truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đôn đốc việc thực hiện lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động, tăng cường kiểm soát các nguồn thải, kiểm tra việc vận hành các hệ thống quan trắc tự động của các cơ sở lắp đặt và vận hành thiết bị.

(Triển khai thực hiện thường xuyên trong giai đoạn 2022-2025).

04 công việc cần thiết nào để phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải để có thể quản lý chất lượng môi trường không khí?

Các công việc cần thiết nào để phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải để có thể quản lý chất lượng môi trường không khí?

Hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh được đề cập ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:

Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo về chất lượng môi trường không khí; thiết lập các điểm quan trắc môi trường không khí theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các đô thị đặc biệt và đô thị loại I trở lên

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư quan trắc môi trường không khí theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Triển khai lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng không khí khoa học, hiện đại, phản ánh được chất lượng không khí tại các khu vực trên cả nước.

- Tiếp tục tăng cường năng lực thực hiện chương trình quan trắc môi trường không khí quốc gia, duy trì và tăng dần tần suất quan trắc, thu thập dữ liệu và công bố, cung cấp, cảnh báo cho các cơ quan thông tin đại chúng, cho cộng đồng kịp thời, chính xác về chất lượng môi trường không khí thông qua website của Tổng cục Môi trường tại địa chỉ vea.gov.vn và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) trên ứng dụng di động. Chỉ số chất lượng không khí tại các trạm quan trắc quốc gia được cập nhật và công khai 24/24h tại địa chỉ cem.gov.vn.

(Triển khai thực hiện thường xuyên trong giai đoạn 2022-2025).

Việc kiểm kê nguồn khí thải được thực hiện ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về kiểm kê khí thải đối với nguồn điểm, nguồn diện và nguồn di động để thực hiện thống nhất trên cả nước, hoàn thành trong năm 2022.

- Tổ chức thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải khí, bụi cho 03 loại nguồn: nguồn điểm, nguồn diện, nguồn di động tại các vùng kinh tế trọng điểm và trên phạm vi toàn quốc theo hướng dẫn tại Công văn số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổng hợp và công bố kết quả kiểm kê khí thải quốc gia, hoàn thành trong năm 2023.

- Đôn đốc các địa phương thực hiện kiểm kê khí thải trên địa bàn quản lý đảm bảo đến năm 2023 có 50% số tỉnh, thành phố hoàn thành và công bố kết quả kiểm kê khí thải và đến năm 2025 có 100% các tỉnh, thành phố hoàn thành và công bố kết quả kiểm kê khí thải.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng và liên tục cập nhật hệ số phát thải cho loại nguồn phát thải phù hợp với điều kiện Việt Nam làm cơ sở cho việc kiểm kê khí thải cấp quốc gia và cấp tỉnh.

- Định kỳ thực hiện kiểm kê và cập nhật, tổng hợp báo cáo kiểm kê khí thải quốc gia 3 năm một lần.

- Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về khí thải công nghiệp trên phạm vi toàn quốc; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai kê khai khí thải, báo cáo kiểm kê khí thải trực tuyến trên phạm vi toàn quốc.

Việc phối hợp với các Bộ ngành được quy định ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:

Phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007, tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhiên liệu sinh học và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng sử dụng nhiên liệu sinh học.

- Tổ chức thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và đang lưu hành ở Việt Nam; áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chất lượng không khí và khí thải cho các ngành sản xuất và phương tiện giao thông vận tải.

- Rà soát, đánh giá năng lực sản xuất, xây dựng kế hoạch cung ứng nhiên liệu phù hợp với quy chuẩn khí thải và lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải đối với phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu xăng, nhiên liệu điêzel, nhiên liệu sinh học đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Tổ chức thực hiện chính sách kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phát triển các phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng, nhiên liệu thân thiện với môi trường.

- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải trong hoạt động thi công xây dựng.

- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí do các nguồn khí thải tại cụm công nghiệp, khu vực nông thôn, làng nghề; kiểm soát ô nhiễm không khí trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; triển khai các giải pháp hạn chế hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích.

- Kiểm soát các tác động từ hoạt động của ngành y tế đối với môi trường không khí; tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải y tế.

Phát thải khí thải
Môi trường không khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng không khí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bụi mịn là gì? Bụi mịn gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Ai có trách nhiệm quản lý chất lượng môi trường không khí?
Pháp luật
Chính thức kiểm định khí thải đối với xe máy từ 2025 theo lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới tại Quyết định 19/2024?
Pháp luật
Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp tỉnh khi nào? Các biện pháp khẩn cấp nào được áp dụng khi môi trường không khí bị ô nhiễm?
Pháp luật
Việc lập kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Pháp luật
Chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh thì ai chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp?
Pháp luật
Trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có phát thải bụi được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ trình ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí do cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng?
Pháp luật
Việc đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia trong kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát thải khí thải
1,152 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát thải khí thải Môi trường không khí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát thải khí thải Xem toàn bộ văn bản về Môi trường không khí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào