Cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng phải được thực hiện công khai các thông tin như thế nào theo hướng dẫn mới nhất 2024?
Cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng phải được thực hiện công khai các thông tin như thế nào theo hướng dẫn mới nhất 2024?
Tại Điều 46 Nghị định 98/2023/NĐ-CP có quy định liên quan đến công khai cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
Theo đó, việc công khai các thông tin liên quan đến cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng được thực hiện với hai nội dung chính như sau:
Nội dung về việc lấy ý kiến Nhân dân
Theo đó, Bộ Nội vụ lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, Báo Nhân Dân, Báo Lao động đối với danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời hạn 10 ngày làm việc (trừ trường hợp khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất).
Việc lấy ý kiến của Nhân dân trên phương tiện thông tin truyền thông và kết quả xử lý thông tin (kể cả đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu có) phải báo cáo bằng văn bản với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trước khi trình cấp trên khen thưởng và được nêu trong Biên bản xét khen thưởng của bộ, ban, ngành, tỉnh.
Nội dung về công khai danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng
Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có trách nhiệm công khai danh sách cá nhân, tập thể trên các phương tiện truyền thông thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh (Báo, Cổng Thông tin điện tử, Đài phát thanh - truyền hình...) ít nhất 10 ngày làm việc trước khi họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh (trừ trường hợp đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản).
Cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng phải được thực hiện công khai các thông tin như thế nào theo hướng dẫn mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng sẽ do những chủ thể nào đề nghị xét tặng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 tùy thuộc vào từng hình thức của danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng mà sẽ do từng chủ thể khác nhau thực hiện đề nghị xét tặng. Cụ thể như sau:
- Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận thành tích, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do người có thẩm quyền của địa phương đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
- Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội.
Thi đua được hiểu theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?