Cá độ bóng đá mùa World Cup 2022 phải được tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật liên quan như thế nào?
- Tình hình các loại tội phạm liên quan đến cờ bạc, cá độ bóng đá trong những tháng vừa qua như thế nào?
- Cá độ bóng đá mùa World Cup 2022 phải được tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật liên quan như thế nào?
- Những loại tội phạm nào có thể phát sinh liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá?
Tình hình các loại tội phạm liên quan đến cờ bạc, cá độ bóng đá trong những tháng vừa qua như thế nào?
Ngày 25/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 1123/CĐ-TTg năm 2022 về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến cá độ bóng đá. Nội dung công điện đã nêu rõ các vấn đề chính sau đây:
Thời gian qua, các loại tội phạm liên quan đến cờ bạc, nhất là cá độ bóng đá gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng và là nguyên nhân phát sinh nhiều loại tội phạm khác.
Đồng thời trong thời gian gần đây Bộ Công an, Công an một số địa phương đã chủ động, tích cực phát hiện, triệt phá nhiều đường dây cờ bạc, cá độ bóng đá, trong đó có vụ cá độ bóng đá quy mô lớn, với số tiền gần 30.000 tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng, thu giữ nhiều tang vật liên quan.
Tuy nhiên, lợi dụng sự kiện giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2022, hoạt động cá độ bóng đá đang diễn ra hết sức phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự.
Cá độ bóng đá mùa World Cup 2022 phải được tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật liên quan như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá độ bóng đá mùa World Cup 2022 phải được tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật liên quan như thế nào?
Căn cứ nội dung Công điện 1123/CĐ-TTg năm 2022 đã nêu rõ. để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt tệ nạn cá bộ bóng đá, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình, quản lý chặt chẽ các đối tượng, địa bàn trọng điểm; tổ chức đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, đường dây, đối tượng hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, nhất là trong thời gian diễn ra vòng chung kết World Cup 2022; đẩy mạnh đấu tranh với các loại tội phạm phát sinh liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá, như “tín dụng đen”, lừa đảo, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản...
- Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, không tham gia các hoạt động cờ bạc, nhất là cá độ bóng đá qua mạng internet; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an ngăn chặn các trang website cờ bạc, cá độ và thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ để chủ động phát hiện đấu tranh triệt xóa các tụ điểm, đường dây cá độ bóng đá.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng Công an tổ chức tấn công trấn áp mạnh mẽ, xử lý nghiêm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến cá độ bóng đá trên địa bàn; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động cá độ bóng đá, bảo đảm an ninh, trật tự; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố giác hoạt động cá độ bóng đá.
Những loại tội phạm nào có thể phát sinh liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá?
Căn cứ thực tiễn tình hình tội phạm trong thời gian gần đây thì một số loại tội phạm liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá đã và đang xuất hiện. Trong đó có các loại tội phạm phổ biến như sau:
- Tội đánh bạc - Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với 2 khung hình phạt là:
+ Khung 1: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đối với các hành vi tại khoản 1 Điều này.
+ Khung 1: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, đối với các hành vi tại khoản 2 Điều này.
- Tội cướp tài sản - Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 với 4 khung hình phạt là:
+ Khung 1: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các hành vi tại khoản 1 Điều này.
+ Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các hành vi tại khoản 2 Điều này.
+ Khung 3: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với các hành vi tại khoản 3 Điều này.
+ Khung 4: Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm đối với các hành vi tại khoản 4 Điều này.
- Tội cướp giật tài sản - Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 với 4 khung hình phạt là:
+ Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 5 năm đối với các hành vi tại khoản 1 Điều này.
+ Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các hành vi tại khoản 2 Điều này.
+ Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các hành vi tại khoản 3 Điều này.
+ Khung 4: Từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung đối với các hành vi tại khoản 4 Điều này.
- Tội trộm cắp tài sản - Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với 4 khung hình phạt là:
+ Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi tại khoản 1 Điều này.
+ Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 7 năm đối với các hành vi tại khoản 2 Điều này.
+ Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các hành vi tại khoản 3 Điều này.
+ Khung 4: Từ 12 năm đến 20 năm đối với các hành vi tại khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, còn có thể phát sinh các hành vi phạm tội liên quan đến trật tư an toàn xã hội và chiếm đoạt tài sản như Tội gây rối trật tự công cộng, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?