Bữa cơm cuối cùng của tử tù phải đảm bảo tiêu chuẩn nào? Các trường hợp không được thi hành án tử hình?

"Cho hỏi nếu là tử tù thì sẽ được ăn bữa cơm cuối cùng quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!" - Anh Quốc đến từ Hoài Ân thắc mắc!

Bữa cơm cuối cùng của tử tù được quy định như thế nào?

Theo Điều 11 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về bữa ăn cuối cùng của tử tù như sau:

"1. Chuẩn bị các điều kiện và nơi làm việc theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Bàn giao người bị thi hành án tử hình cho Đội thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
3. Tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống (được hưởng bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam), viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng.
4. Bàn giao cho gia đình thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền mà người bị thi hành án tử hình gửi lại trong thời gian bị giam giữ (nếu có).
5. Bàn giao hồ sơ của người bị thi hành án tử hình theo quy định."

Như vậy, tử tù sẽ được ăn bữa ăn cuối cùng theo tiêu chuẩn bằng 5 lần ngày lễ, tết theo quy định.

Căn cứ vào Điều 27 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

"1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường.
2. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn, uống. Cơ sở giam giữ tổ chức bếp ăn và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản lương thực, thực phẩm, nấu ăn, nước uống và chia đồ ăn theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 02 mét vuông (m2), được bố trí sàn nằm và có chiếu."

Như vậy, tiêu chuẩn ăn uống ngày lễ tết của người bị tạm giam tạm giữ là không quá 05 lần đối với ngày bình thường.

Như vậy từ những quy định trên, người tử tù được ăn với tiêu chuẩn tối đa gấp 25 lần mức ăn của một ngày bình thường.

Bữa cơm cuối cùng của tử tù được quy định như thế nào? Các trường hợp nào không được thi hành án tử hình?

Bữa cơm cuối cùng của tử tù phải đảm bảo tiêu chuẩn nào? Các trường hợp không được thi hành án tử hình? (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn đối với mức ăn một ngày bình thường đối với người bị tạm giam như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP) quy định về định mức ăn của người bị tam giam theo tháng, gồm:

"Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.
Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ."

Các trường hợp nào không được thi hành án tử hình?

Theo Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 40. Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân."

Như vậy, bữa cơm cuối cùng của tử tù được quy định như trên.

Thi hành án
Người bị tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Con trên 36 tháng tuổi có được ở cùng với mẹ trong trại tạm giam không? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với mẹ bị tạm giam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi lợi dụng chức vụ cản trở việc thi hành án dẫn đến người phải thi hành án bỏ trốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người nước ngoài bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có chế độ ăn theo tiêu chuẩn định lượng mỗi ngày như thế nào?
Pháp luật
Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội được tạm giữ ở đâu?
Pháp luật
Số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn truy tố được tạm giữ tại đâu?
Pháp luật
Mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố phải nộp để bảo đảm thi hành án nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì thời hạn tự nguyện thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án
5,501 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án Người bị tạm giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào