Bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ bậc 3 đối với chức danh Kỹ sư chính (hạng II) từ ngày 12 tháng 12 năm 2022?
- Theo quy định mới thì viên chức là Kỹ sư chính (hạng II) có cần chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 (B1) hay không?
- Kỹ sư chính (hạng II) có mức lương bao nhiêu?
- Kỹ sư chính (hạng II) thực hiện những nhiệm vụ nghề nghiệp nào?
- Thời gian phải đảm nhiệm chức danh kỹ sư hạng III trước khi được thăng hạng lên chức danh kỹ sư chính hạng II là bao lâu?
Theo quy định mới thì viên chức là Kỹ sư chính (hạng II) có cần chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 (B1) hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN) quy định như sau
Kỹ sư chính (hạng II) - Mã số: V.05.02.06
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ đại học trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
..
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, hiện nay chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn là tiêu chuẩn bắt buộc đối với kỹ sư chính, như trước đây tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
Bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ bậc 3 đối với chức danh Kỹ sư chính (hạng II) từ ngày 12 tháng 12 năm 2022? (Hình từ Internet)
Kỹ sư chính (hạng II) có mức lương bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
...
b) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) và kỹ sư chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
Theo đó, mức lương mà nghiên cứu viên (hạng II) đang hưởng tương đương từ 6.556.000 đến 10.102.200 đồng/tháng (Tính dựa trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng).
Kỹ sư chính (hạng II) thực hiện những nhiệm vụ nghề nghiệp nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định nhiệm vụ của kỹ sư chính hạng II bao gồm:
Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ của đơn vị và của ngành;
- Đề xuất các giải pháp công nghệ, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, ứng dụng trực tiếp công nghệ tiên tiến trong nước và nhập khẩu nhằm tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan tới đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, điều hành hoạt động các dây chuyền công nghệ chính của đơn vị; chủ trì xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên của đơn vị và của ngành;
- Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao (chỉ đạo và giám định công tác thiết kế, xây dựng giải pháp công nghệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm.
- Tham gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của đơn vị và của ngành. Tham gia biên soạn bài giảng, biên tập tài liệu và giảng dạy các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thuộc chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm;
- Tổng kết, phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả của các giải pháp công nghệ trong phạm vi được giao, đề xuất biện pháp bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp; phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt động kỹ thuật trái với các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.
Thời gian phải đảm nhiệm chức danh kỹ sư hạng III trước khi được thăng hạng lên chức danh kỹ sư chính hạng II là bao lâu?
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN đã bổ sung điểm g khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Kỹ sư chính (hạng II) - Mã số: V.05.02.06
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
g) Viên chức thăng hạng từ kỹ sư (hạng III) lên kỹ sư chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu kì 09 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ sư (hạng III) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Như vậy, để thăng hạng từ kỹ sư (hạng III) lên kỹ sư chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu kì 09 năm.
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?