Bộ Y tế: Sốt xuất huyết tăng nhanh, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, dịch bệnh có thể sẽ bùng phát diện rộng?

Tôi muốn hỏi về việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Trong thời điểm mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thì là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết phát triển. Bộ y tế đã có công điện về việc tăng cường các biện pháp, công tác thực hiện phòng, chống dịch sốt xuất huyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Công tác thực hiện phòng, chống dịch sốt xuất huyết như thế nào?

Căn cứ quy định tại Công điện 815/CĐ-BYT năm 2022 về chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết như sau:

Để chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế điện và đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác sau:

- Tổ chức đánh giá tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, đề ra giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại và triển khai các biện pháp chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để các ổ dịch không để dịch bùng phát trên địa bàn.

- Giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát, xử lý các bê, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Chỉ đạo Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tập trung vào những nơi có ổ dịch cũ, có nguy cơ bùng phát dịch. Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế-về giám sát, điều trị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn. Đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tăng cường việc theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng. Củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết” và “đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, loại trừ ổ lăng quăng, bọ gậy một cách hiệu quả.

- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng triển khai các hoạt động tuyên truyền một cách phù hợp để người dân hiểu được nguy cơ, sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước, nơi lãng quãng, bọ gậy, muỗi phát triển và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống sốt xuất huyết hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 12 cao điểm ngay trong tháng 6 - tháng 7 năm 2022.

- Chỉ đạo Sở Tài chính đảm bảo kinh phí kịp thời cho các đơn vị y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, không để dịch sốt xuất huyết bằng phát, lan rộng, kéo dài.

Tăng cường quyết liệt triển khai các biện pháp, công tác thực hiện phòng, chống dịch sốt xuất huyết gồm những gì?

Bộ Y tế: Sốt xuất huyết tăng nhanh, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, dịch bệnh có thể sẽ bùng phát diện rộng?

Những đặc điểm chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết?

Căn cứ Mục I hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 quy định về những đặc điểm chủ yếu của bênh sốt xuất huyết như sau:

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.

- Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

- Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm bằng phân lập/phát hiện vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên vi rút trong máu trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi sốt hoặc phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút Dengue đặc hiệu trong huyết thanh từ sau ngày thứ 5.

- Tác nhân gây bệnh: do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4.

- Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.

- Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.

- Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.

- Phòng chống bệnh SXHD: Đến nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD.

Như vậy, những đặc điểm chủ yếu của bênh sốt xuất huyết được quy định như trên.

Công tác tổ chức, sẵn sàng phòng chống dịch như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần B hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:

- Xây dựng kế hoạch phòng chống SXHD hàng năm của các cấp.

- Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực bao gồm đội chống dịch cơ động gồm: cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ hóa chất, máy móc, phương tiện.

- Hóa chất, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại các tuyến (sử dụng kinh phí sự nghiệp cấp cho các chương trình mục tiêu tại tỉnh/ thành phố và kinh phí địa phương)

Dự trữ tối thiểu tại tuyến tỉnh (Trung tâm YTDP):

+ 01 máy phun ULV cỡ lớn (đặt trên xe ô tô).

+ 10 máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai.

+ Hóa chất diệt côn trùng (theo nhu cầu hàng năm của tỉnh)

+ 05 bộ dụng cụ giám sát côn trùng.

+ 100 bộ trang phục phòng hộ cá nhân dùng cho người đi phun.

Dự trữ tối thiểu tại tuyến huyện (Trung tâm Y tế huyện):

+ 3 máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai.

+ 2 bộ dụng cụ giám sát côn trùng.

+ 50 bộ trang phục phòng hộ cá nhân dùng cho người đi phun.

Như vậy, công tác tổ chức, sẵn sàng phòng chống dịch được quy định như trên.

Sốt xuất huyết
Các biện pháp chống dịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Y tế: Sốt xuất huyết tăng nhanh, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, dịch bệnh có thể sẽ bùng phát diện rộng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sốt xuất huyết
1,443 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sốt xuất huyết Các biện pháp chống dịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sốt xuất huyết Xem toàn bộ văn bản về Các biện pháp chống dịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào