Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh giun lươn đường ruột: Chống chỉ định thuốc Albendazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu?

Xin chào ban tư vấn. Tôi có câu hỏi mong sớm được giải đáp thắc mắc về nguyên tắc điều trị bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi đang có thai được 2 tháng thì có được dùng thuốc không? Xin cảm ơn!

Nguyên tắc điều trị bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về nguyên tắc điều trị bệnh giun lươn đường ruột cụ thể như sau:

- Điều trị bằng thuốc đặc hiệu để diệt giun lươn như ivermectin, albendazole, thiabendazole.

- Điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng histamin, chống rối loạn tiêu hóa, giảm đau,...

- Ngừng hoặc giảm liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch (nếu có).

- Nâng cao thể trạng, điều trị các bệnh kèm theo.

Nguyên tắc điều trị bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) theo quy định của pháp luật hiện hành?

Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh giun lươn đường ruột: Chống chỉ định thuốc Albendazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu?

Hướng dẫn điều trị đặc hiệu bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) năm 2022?

Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về điều trị đặc hiệu bệnh giun lươn đường ruột cụ thể như sau:

Sử dụng 1 trong các phác đồ sau

Phác đồ 1: Thuốc Ivermectin viên nén 3mg, 6mg

(1) Liều dùng

- Thể bệnh thông thường: trẻ em trên 15kg và người lớn: 0,2 mg/kg cân nặng, dùng trong 1-2 ngày, uống cách bữa ăn 2 giờ.

- Thể bệnh nặng, nhiễm giun lươn lan toả: Liều dùng 0,2mg/kg/ngày. uống cho đến khi xét nghiệm phân và hoặc đờm không còn thấy ấu trùng giun lươn, có thể điều trị trong vòng 2 tuần.

(2) Chống chỉ định

- Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Bệnh nhân mắc các bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não và bệnh viêm màng não.

- Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc trọng lượng cơ thể < 15kg

- Phụ nữ có thai và cho con bú.

Phác đồ 2: Thuốc Albendazol viên nén 400 mg hoặc 200 mg

(1) Liều dùng

- Thể bệnh thông thường:

+ Người lớn: 400mg/lần X 2 lần/ngày trong 7 ngày liên tiếp.

+ Trẻ em > 2 tuổi: uống 400mg/lần/ngày X 3 ngày liên tiếp.

+ Trẻ em < 2 tuổi: uống 200mg/lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp, có thể nhắc lại sau 3 tuần.

- Thể bệnh nặng, nhiễm giun lươn lan toả có biến chứng dùng liều 400mg/lần X 2 lần/ngày X 7 ngày. Xét nghiệm theo dõi ấu trùng giun lươn trong 2-4 tuần nếu còn ấu trùng thì điều trị tiếp 1 đợt liều như trước.

(2) Chống chỉ định

- Có tiền sử quá mẫn cảm với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần nào đó của thuốc.

- Người bệnh có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú.

- Trẻ em dưới 2 tuổi.

Phác đồ 3: Thuốc Thiabendazol viên nén 500 mg

(1) Liều dùng: 25mg/kg/lần X 2 lần/ngày (tối đa là 3g/ngày). uống sau khi ăn no.

- Đối với thể bệnh thông thường: điều trị 2 ngày.

- Đối với nhiễm giun lươn lan tỏa: điều trị kéo dài tối thiểu 5-7 ngày hoặc cho đến khi sạch ấu trùng.

(2) Chống chỉ định

- Với những trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Phụ nữ có thai và cho con bú.

- Bệnh nhân nhi có trọng lượng cân nặng < 13,6 kg.

Điều trị triệu chứng bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) như thế nào?

Tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về điều trị triệu chứng của bệnh giun lươn đường ruột cụ thể là:

- Nâng cao thể trạng, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

- Nếu bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa tiêu chảy phải điều trị bằng truyền dịch để bồi phụ nước và điện giải.

- Nếu có biểu hiện viêm nhiễm phải điều trị bằng kháng sinh.

- Có biểu hiện ngứa phải dùng kháng Histamin.

- Điều trị các bệnh lý kèm theo.

Theo dõi sau điều trị bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) như thế nào?

Việc theo dõi sau điều trị bệnh giun lươn đường ruột được quy định cụ thể tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành cụ thể như sau:

- Theo dõi điều trị nội trú:

+ Người bệnh được theo dõi tại cơ sở điều trị nội trú khoảng 7 ngày.

+ Xét nghiệm lại phân trong 3 ngày vào các ngày thứ 5, 6, 7 khi điều trị nội trú, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa chức năng gan, thận để đánh giá chức năng cơ quan của cơ thể.

+ Đối với những bệnh nhân có bệnh nền, làm các xét nghiệm để theo dõi và điều trị các bệnh nền liên quan.

- Theo dõi sau điều trị nội trú:

Các chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị, sau thời gian điều trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.

+ Lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết

+ Xét nghiệm phân hoặc dịch tá tràng hoặc đờm không còn ấu trùng giun lươn

+ Công thức máu: số lượng bạch cầu ái toan trở về bình thường hoặc giảm

+ Sinh hóa: chức năng gan, thận

+ ELISA giun lươn, IgE đánh giá lại sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và lâu hơn nếu còn dương tính.

+ Siêu âm ổ bụng: thành quai ruột non trở về bình thường.

+ Chụp CT, MRI sọ não: tổn thương giảm hoặc hết.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bệnh giun lươn đường ruột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh giun lươn đường ruột: Chống chỉ định thuốc Albendazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu?
Pháp luật
Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Bộ Y tế đưa ra các triệu chứng lâm sàng để nhận biết cơ thể đã mắc bệnh?
Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Tác nhân gây nên bệnh giun lươn đường ruột là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh giun lươn đường ruột
27,111 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh giun lươn đường ruột

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh giun lươn đường ruột

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào