Bộ Xây dựng đề nghị rà sót, chỉnh sửa nội dung vướng mắc trong lập quy hoạch theo Nghị quyết 61/2022/QH15 tại Dự thảo của Chính phủ gửi Ủy ban Kinh tế?
- Các cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, thực hiện các giải pháp nào để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm lập các quy hoạch?
- Vướng mắc trong lập quy hoạch đồng thời theo Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội được Bộ xây dựng chỉ ra là gì?
- Bộ Xây dựng đề nghị rà soát chỉnh sửa nội dung liên quan vướng mắc trong lập quy hoạch theo Nghị quyết 61/2022/QH15 tại Dự thảo của Chính phủ?
Các cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, thực hiện các giải pháp nào để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm lập các quy hoạch?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 61/2022/QH15 quy định như sau:
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
1. Cho phép Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch được thực hiện ngay các giải pháp sau để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch và bảo đảm chất lượng công tác quy hoạch:
a) Chính phủ quy định chi tiết quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điều 16 của Luật Quy hoạch; quy định các loại sơ đồ, bản đồ quy hoạch cần kèm theo hồ sơ khi quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; quy định chi tiết Điều 45 của Luật Quy hoạch về trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, trong đó quy định định hướng việc phân kỳ đầu tư triển khai các công trình, dự án;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn để lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành chưa lựa chọn được nhà thầu. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Người có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác quy hoạch;
c) Lập đồng thời các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh khác có quy định về quy hoạch; tập trung ưu tiên lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng. Quy hoạch được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước.
Khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn giữa quy hoạch thấp hơn với quy hoạch cao hơn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn.
Trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy hoạch cùng cấp, căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các văn kiện của Đảng, chiến lược phát triển ngành và từ yêu cầu thực tiễn, cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch quyết định điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.
Việc điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 trong trường hợp có mâu thuẫn được thực hiện như sau:
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch rà soát nội dung mâu thuẫn cần điều chỉnh; lập báo cáo điều chỉnh quy hoạch kèm theo dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch gửi xin ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan;
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch cần điều chỉnh có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch và chịu trách nhiệm về nội dung điều chỉnh; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch; công bố điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch;
d) Quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt;
đ) Sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch mà đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành chưa được bố trí vốn.
Như vậy, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch và bảo đảm chất lượng công tác quy hoạch, Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch cần triển khai thực hiện ngay các giải pháp nêu trên.
Bộ Xây dựng đề nghị rà sót, chỉnh sửa nội dung vướng mắc trong lập quy hoạch theo Nghị quyết 61/2022/QH15 tại Dự thảo của Chính phủ gửi Ủy ban Kinh tế? (Hình từ Internet)
Vướng mắc trong lập quy hoạch đồng thời theo Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội được Bộ xây dựng chỉ ra là gì?
Căn cứ nội dung của Công văn 4363/BXD-QHKT năm 2022 của Bộ Xây dựng, cơ quan này đã nêu rõ ý kiến về vấn đề này như sau:
Quan điểm của Bộ Xây dựng cho rằng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 61/2022/QH15 không áp dụng cho việc lập đồng thời các cấp độ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và quy hoạch xây dựng khu chức năng.
Trước đó, về vấn đề này, Bộ Xây dựng cũng đã có công văn 3286/BXD-QHKT năm 2022 gửi Bộ Kế hoạch đầu tư với nội dung thống nhất như trên.
Bộ Xây dựng đề nghị rà soát chỉnh sửa nội dung liên quan vướng mắc trong lập quy hoạch theo Nghị quyết 61/2022/QH15 tại Dự thảo của Chính phủ?
Tại Công văn 4363/BXD-QHKT năm 2022 của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị rà soát chỉnh sửa nội dung liên quan vướng mắc trong lập quy hoạch theo Nghị quyết 61/2022/QH15 tại Dự thảo của Chính phủ gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội như sau:
Với quy định pháp luật chuyên ngành về mối quan hệ giữa các cấp và loại quy hoạch, vai trò của từng loại quy hoạch đối với việc quản lý dự án đầu xây dựng nói trên và những hệ lụy nếu lập đồng thời các cấp độ quy hoạch đô thị, việc lập đồng thời các quy hoạch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội không áp dụng cho việc lập đồng thời các cấp độ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và quy hoạch xây dựng khu chức năng là hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở theo phương thức đấu giá như thế nào?
- Trang thông tin đấu giá trực tuyến có được hạn chế truy cập của người tham gia đấu giá trực tuyến không?
- Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Cấp sổ đỏ đối với đất có di tích lịch sử có nhiều người sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng hợp tác 3 bên là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác 3 bên mới nhất? Tải về file word hợp đồng hợp tác 3 bên?
- Giám sát thi công xây dựng công trình là gì? Việc giám sát phải đảm bảo trung thực, khách quan, không vụ lợi?