Bộ Tư pháp triển khai tổ chức việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật?

Tôi muốn hỏi về việc Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Thực hiện xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết về Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như thế nào? Tổ chức Hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác Luật Phổ biến giáo dục pháp luật như thế nào?

Thực hiện tổ chức hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác Luật Phổ biến giáo dục pháp luật như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3, tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1196 /QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:

- Tổ chức Hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện thể chế về công tác PBGDPL 

+ Chủ trì thực hiện: Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp. 

+ Phối hợp thực hiện: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác PBGDPL của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Quý II, III/2022. 

+ Sản phẩm: Hội thảo được tổ chức.

- Xây dựng dự thảo các báo cáo tổng kết: Xây dựng báo cáo tổng kết của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương 

+ Chủ trì thực hiện: Các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương chủ động hướng dẫn và xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (đề nghị cập nhật, bổ sung các thông tin, số liệu trong phần Phụ lục theo mốc thời gian quy định tại điểm b Mục II.1.1 của Kế hoạch này. Các thông tin, số liệu đã có trong các báo cáo tổng kết về Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, gồm: Báo cáo tổng kết việc thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021; Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW sẽ được Bộ Tư pháp chủ động tổng hợp trong Báo cáo tổng kết toàn quốc). 

+ Thời gian hoàn thành: Đề nghị gửi báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật) và email: [email protected] trước ngày 30/8/2022. 

+ Sản phẩm: Báo cáo tổng kết các văn bản. 

- Xây dựng Báo cáo toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật

+ Chủ trì thực hiện: Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp. 

+ Phối hợp thực hiện: Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin, một số đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

+ Thời gian hoàn thành: Tháng 10/2022. 

+ Sản phẩm: Báo cáo tổng kết được ký ban hành. 

Như vậy, việc thực hiện tổ chức hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như trên.

Thực hiện xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết về Luật Phổ biến, giáp dục pháp luật được quy định như thế nào?

Thực hiện xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết về Luật Phổ biến giáp dục pháp luật được quy định như thế nào?

Thực hiện tổ chức khen thưởng tập thể, cá nhân như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục III Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1196 /QĐ-BTP năm 2022 quy định về tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân như sau:

- Tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật

+ Chủ trì thực hiện: Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ Tư pháp. 

+ Phối hợp thực hiện: Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Thời gian hoàn thành: Tháng 10/2022. 

Như vậy. việc thực hiện khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như trên.

Triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:

Triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường:

- Tổng kết 12 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT- BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp); các cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Cả năm.

+ Sản phẩm: Báo cáo tổng kết.

- Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân; tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại một số địa phương theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên.

+ Cơ quan chủ trì: Cơ quan tư pháp các cấp.

+ Cơ quan phối hợp: Cơ quan Giáo dục và Đào tạo các cấp (đối với các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân); cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp (đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Cả năm.

+ Sản phẩm: Kế hoạch; Công văn; Báo cáo tổng kết; kết quả nghiên cứu, đề xuất.

Như vậy, việc thực hiện triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được quy định như trên.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
775 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào