Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét miễn nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự trong những trường hợp nào?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét miễn nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự trong những trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 19 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định như sau:
Miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.
Theo như quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét và quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
- Chấp hành viên không thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ do hoàn cảnh gia đình hoặc lý do sức khỏe
- Chấp hành viên không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm.
Ngoài ra, trường hợp chấp hành viên thi hành án dân sự đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc được chuyển công tác đến cơ quan khác thì sẽ đương nhiên miễn nhiệm chấp hành viên.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét miễn nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 64 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (điểm b khoản 2 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 33/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên gồm có:
a) Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên, nếu có, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm Chấp hành viên;
c) Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Theo đó, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chấp hành viên sẽ gồm các thành phần như sau:
- Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Chấp hành viên thi hành án dân sự sẽ không được thực hiện thi hành án liên quan đến những người nào?
Căn cứ vào Điều 21 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định như sau:
Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, chấp hành viên thi hành án dân sự sẽ không được thi hành án liên quan đến quyền và lợi ích của mình và những người sau đây:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?