Bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện như thế nào?
Bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Phần II Danh mục thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BXD năm 2023 thì khi bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo trình tự sau:
(1) Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Người đề nghị thuê nhà ở nộp 01 bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại Sở Xây dựng (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người nộp hồ sơ biết rõ lý do;
Nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì phải báo cáo Sở Xây dựng xem xét;
- Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định;
- Căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở.
Trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.
- Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.
(2) Trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Trường hợp người đang sử dụng nhà ở nhận chuyển quyền thuê nhà ở trước ngày 06 tháng 6 năm 2013, là ngày Nghị định 34/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (sau đây gọi chung là Nghị định 34/2013/NĐ-CP) thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại Sở Xây dựng (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì đăng tải 03 lần liên tục thông tin về nhà ở cho thuê trên báo của địa phương và trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình; trường hợp Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ thì chuyển cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện việc đăng tin.
- Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với người thuê và báo cáo Sở Xây dựng biết để theo dõi, quản lý; nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉ thực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện;
(3) Trường hợp người đang sử dụng nhà ở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013 thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu nhà ở không có tranh chấp, khiếu kiện thì có văn bản đồng ý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửi văn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện ký hợp đồng với người thuê;
Trường hợp đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét kiểm tra để có văn bản đồng ý việc chuyển nhượng quyền thuê trước khi thực hiện ký kết hợp đồng; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở không đồng ý thì phải có văn bản trả lời rõ lý do cho người đề nghị thuê nhà ở biết.
Bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện như thế nào?
Nộp hồ sơ đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước ở đâu?
Căn cứ tiểu mục 1 Phần II Danh mục thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BXD năm 2023 thì khi bỏ sổ hộ khẩu thì người có yêu cầu có thể Nộp hồ sơ đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc Sở Xây dựng nơi có nhà ở
Thành phần hồ sơ đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Phần II Danh mục thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BXD năm 2023 thì hồ sơ đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
- Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ;
- Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở;
- Bản sao thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao Giấy chứng nhận kết hôn1;
- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
Trường hợp đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân khi thực hiện thủ tục này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?