Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn thêm mới từ ngày 15/03/2023?

Xin được biết về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điểm mới và nhiệm vụ thêm mới theo quy định mới nhất. - Câu hỏi của Ngọc Nhi (Lâm Đồng)

Một số nhiệm vụ và quyền hạn thêm mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 15/03/2023 là gì?

Theo Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ và quyền hạn thêm mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 15/03/2023 như sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái.

- Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ NN và PTNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn thêm mới từ ngày 15/03/2023 (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi và thú y từ 15/03/2023 là gì?

Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn mới trong chăn nuôi và thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi; thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu; quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;

- Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;

- Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng về vi sinh vật dùng trong thú y, hóa chất dùng trong thú y; nghiên cứu, sản xuất vắc xin dùng trong thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống và sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi; chăn nuôi động vật và động vật khác, đối xử nhân đạo với vật nuôi;

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi và thú y.

Quy định mới về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến thuỷ sản từ 15/03/2023?

Tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn mới trong chăn nuôi và thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia; tham mưu trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý các khu bảo tồn biển, quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; xác định, giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nuôi trồng thủy sản; quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định Danh mục về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh, thu thập, lưu trữ, khai thác nguồn gen thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm ngư theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống thủy sản, thức ăn thủy sản; hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các hoạt động thủy sản, nguồn lợi thủy sản, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Quy định mới về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong diêm nghiệp được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong diêm nghiệp theo quy định mới như sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành muối; xây dựng chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh muối;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm;

- Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).

Nghị định 105/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2022

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Pháp luật
Có xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê trong công tác thống kê và chia sẻ thông tin?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm có đúng không?
Pháp luật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy trình gì trong hoạt động quản lý, điều hành xuất khẩu gạo?
Pháp luật
Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Pháp luật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về diêm nghiệp theo quy định?
Pháp luật
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tặng cho tập thể và cá nhân như thế nào?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên của Chính phủ hay không?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của cơ quan nào?
Pháp luật
Hội đồng sáng kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ai thành lập và gồm những ai? Phiên họp của Hội đồng hợp lệ khi nào?
Pháp luật
Vụ Kế hoạch là cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
880 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào