Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ như thế nào?

Bộ Công an đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ ra sao? - Câu hỏi của chị T ở Vũng Tàu.

Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ như thế nào?

Ngày 11/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.

Cụ thể theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an thực hiện theo những yêu cầu sau:

- Chủ trì tham mưu trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và đề nghị xây dựng Luật dữ liệu trong Quý II năm 2024.

- Chỉ đạo cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định Nghị định 59/2022/NĐ-CP

- Cung cấp các tiện ích cho người dân, quản lý xã hội trên ứng dụng VNeID, đặc biệt là quản lý xã hội như tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng...; tích hợp ứng dụng VNeID với các dịch vụ cho người dân như dịch vụ ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế, tiện ích cho đối tượng yếu thế...

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ theo lộ trình tại Nghị quyết 175/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, tăng cường nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế, hợp tác quốc tế.

Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ như thế nào?

Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ Công an đối với định danh và xác thực điện tử như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Công an trong việc định danh và xác thực điện tử như sau:

(1) Xây dựng, quản lý, bảo vệ và vận hành hệ thống định danh và xác thực điện tử; ứng dụng tài khoản định danh điện tử vào công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

(2) Thực hiện quản lý nhà nước về định danh và xác thực điện tử.

(3) Ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện bảo đảm kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử; quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.

(4) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ việc định danh và xác thực điện tử.

(5) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động định danh và xác thực điện tử.

(6) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về đăng ký, quản lý định danh và xác thực điện tử.

(7) Kết nối, tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử với Nền tảng trao đổi định danh điện tử của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định pháp luật.

(8) Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động định danh và xác thực điện tử.

(9) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.

(10) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất các loại giấy tờ, tài liệu và phương án đồng bộ thông tin vào tài khoản định danh điện tử.

(11) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất phương án kết nối, chia sẻ để sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được cung cấp, tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử; bảo đảm bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.

(12) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xác thực, đồng bộ dữ liệu các tài khoản đã được tạo lập, sử dụng bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với tài khoản do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

(13) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng trong việc bảo đảm kết nối, chia sẻ, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phục vụ việc định danh và xác thực điện tử.

(14) Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và việc sử dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Việc định danh và xác thực điện tử được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc định danh và xác thực điện tử như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ứng dụng dữ liệu về dân cư
Dữ liệu dân cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thể nào?
Pháp luật
Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ như thế nào?
Pháp luật
Danh mục nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia?
Pháp luật
Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư như thế nào?
Pháp luật
Đến tháng 6/2022, hoàn thành chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu công bố bản án, quyết định của Tòa án?
Pháp luật
Kế hoạch triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử của Văn phòng Chính phủ có những nội dung cụ thể nào?
Pháp luật
Cách chỉnh sửa thông tin khi dữ liệu dân cư bị sai? Đến đâu để sửa thông tin trong cơ sở dữ liệu dân cư?
Pháp luật
Khuyến khích, thúc đẩy mọi người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng dụng dữ liệu về dân cư
1,154 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng dụng dữ liệu về dân cư Dữ liệu dân cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng dụng dữ liệu về dân cư Xem toàn bộ văn bản về Dữ liệu dân cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào