Bình ổn giá linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp: Xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường?
àng hóa, dịch vụ nào phải thực hiện bình ổn giá?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Dự thảo Luật Giá (Sửa đổi) năm 2023 quy định về các loại hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bình ổn giá bao gồm:
“Điều 16. Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc Danh mục do Chính phủ quy định. Trường hợp phát sinh phải điều chỉnh Danh mục, trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh Danh mục.
2. Trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục để áp dụng trong thời hạn nhất định.”
Do đó, hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có thể phát sinh và được điều chỉnh theo từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Nguyên tắc, trường hợp và biện pháp bình ổn giá được quy định thế nào?
Khác với nguyên tắc quản lý giá được quy định tại Điều 5 Luật giá 2012 Nhà nước phải quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thì theo quy định tại Điều 15, Điều 17 Dự thảo Luật Giá (Sửa đổi) năm 2023 quy định về nguyên tắc và các trường hợp và biện pháp bình ổn giá như sau:
- Việc bình ổn giá phải được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, kịp thời, công khai, minh bạch.
- Phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tế và bối cảnh kinh tế xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát chung.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bình ổn giá trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tăng quá cao hoặc giảm quá thấp trong một khoảng thời gian và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, mặt bằng giá thị trường hoặc trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố tình trạng khẩn cấp theo quy định tại pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Các biện pháp bình ổn giá có thời hạn:
+ Điều hòa, kiểm soát cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
+ Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá; việc định giá được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá thấp hơn phương án giá đã được rà soát, đánh giá theo quy định thì xem xét, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật ngân sách hoặc có cơ chế hỗ trợ hợp lý, phù hợp với thẩm quyền.
- Việc bình ổn giá được thực hiện tại một địa phương, trên phạm vi vùng hoặc cả nước. Trường hợp cần thiết căn cứ tình hình thực tế, khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và áp dụng chương trình bình ổn giá thị trường trên địa bàn tỉnh trong dịp trước, trong và sau Tết nhằm ổn định giá cả thị trường.
Như vậy Dự thảo đã bỏ các quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá. Hiện nay chỉ tồn tại quỹ bình ổn ổn giá xăng dầu, tuy nhiên gắn với quy định về đưa mặt hàng này vào diện quản lý theo giá tham chiếu thì đã có thể xem xét bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu để vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường và tôn trọng các nguyên tắc thị trường.
Bình ổn giá linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp: Xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường?
Thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện bình ổn giá đối với mặt hàng bình ổn giá?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Dự thảo Luật Giá (Sửa đổi) năm 2023 quy định về Thẩm quyền và trách nhiệm đối với mặt hàng bình ổn giá như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương bình ổn giá trên quy mô vùng hoặc cả nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương bình ổn giá; Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương bình ổn giá. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm ban hành Quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá và tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá theo chủ trương, biện pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương bình ổn giá trên địa bàn tỉnh. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá. Sở quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá.”
- Trường hợp bình ổn giá trên quy mô vùng hoặc cả nước, căn cứ chủ trương bình ổn giá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai bình ổn giá như sau:
+ Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có để xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp bình ổn giá phù hợp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai và báo cáo kết quả kịp thời về Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để tổng hợp;
+ Lựa chọn, quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 Luật này;
+ Tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện biện pháp bình ổn giá.
- Trường hợp bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, căn cứ chủ trương bình ổn giá được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, các Sở quản lý ngành, lĩnh vực theo phân công tổ chức triển khai bình ổn giá như sau:
+ Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có để xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp bình ổn giá phù hợp;
+ Lựa chọn một hoặc một số biện pháp bình ổn giá quy định tại Điều 17 Luật này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
+ Tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện biện pháp bình ổn giá.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần phải tra cứu danh mục các hàng hóa được bình ổn giá do Danh mục mặt hàng bình ổn giá do Chính phủ quy định.
Xem toàn bộ Dự thảo Luật Giá (Sửa đổi) năm 2023: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?