Binh chủng đặc công là gì? Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam?
Binh chủng đặc công là gì?
Binh chủng đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:
Trường Sĩ quan Đặc công.
Đặc công biệt động: Lữ đoàn 1 (Đoàn M1) đóng ở Hà Nội
Đặc công nước: Lữ đoàn 5 đóng ở Ninh Thuận
Đặc công bộ: Lữ đoàn 113 đóng ở Vĩnh Phúc.
Lữ đoàn 198 đóng ở Đắk Lắk
Lữ đoàn 429 đóng ở Bình Dương
Binh chủng đặc công là ai? Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ internet)
Có bao nhiêu loại binh chủng đặc công trong quân đội nhân dân Việt Nam?
Do quá trình tuyển chọn và đào tạo lực lượng Đặc công là cực kỳ phức tạp, đồng thời để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lực khác nhau, phù hợp với tình hình mới, bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã phân loại thành nhiều lực lượng Đặc công khác nhau để có những quy trình đào tạo đặc biệt với những nhiệm vụ đặc thù.
Theo đó, có 03 loại lực lượng binh chủng đặc công như sau:
- Lực lượng Đặc công bộ (lục quân):
Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm.
Hiện nay, Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng .
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dung huấn luyện gồm: xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác.
Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ, bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị…
- Lực lượng Đặc công nước:
Đặc công nước là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,... và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân... Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (còn gọi là đặc công thủy) ra đời do yêu cầu đánh vào đối tượng hải quân của Pháp và những mục tiêu vùng sông nước, do đó xuất hiện gần như song song với đặc công bộ.
- Đặc công nước hiện nay gồm Lữ đoàn Đặc công 5 trực thuộc Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam và một số đơn vị thuộc các quân khu và quân đoàn.
- Lực lượng Đặc công Biệt động:
Do tính chất của cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương châm, phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Tự vệ thành, Thanh niên xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong... các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời. Lực lượng này hơi khác với đặc công bộ thông thường mặc dù trong tổ chức có rất nhiều điểm tương đồng. Biệt động hầu như chỉ hoạt động vào ban ngày và rút lui về đêm.
Đặc công biệt động hiện nay có Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, trước đóng ở Gia Lâm.
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018, quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?