Biên bản kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có nội dung gì?
Biên bản kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiến hành kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra thực tế, xác minh các thông tin, tài liệu; kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.
2. Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra phải có các nội dung cơ bản như sau:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
c) Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện tổ chức được kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
e) Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
g) Nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra;
h) Chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai.
Như vậy theo quy định trên biên bản kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm lập biên bản;
- Họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
- Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện tổ chức được kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
- Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra;
- Chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai.
Biên bản kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.
- Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra
1. Quyền của đối tượng được kiểm tra:
a) Được thông báo bằng văn bản về kế hoạch, quyết định kiểm tra;
b) Kiến nghị, giải trình về kết luận kiểm tra;
c) Khiếu nại đối với kết luận kiểm tra và các hành vi vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
d) Tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra:
a) Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
b) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, kịp thời; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp; giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Chấp hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra trong kết luận kiểm tra;
d) Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận kiểm tra.
Như vậy theo quy định trên trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, kịp thời; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp; giải trình những vấn đề có liên quan đến ;
- Chấp hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra trong kết luận kiểm tra;
- Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?