Bao lâu sau khi rời khỏi Đảng thì được kết nạp lại thành Đảng viên dự bị? Đảng viên dự bị có được phê bình cấp uỷ cấp trên trong sinh hoạt chi bộ không?
Bao lâu sau khi rời khỏi Đảng thì có thể được kết nạp lại thành Đảng viên dự bị?
Căn cứ quy định tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về kết nạp lại người vào Đảng như sau:
3. Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
...
3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.
3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
3.5.3. Chỉ kết nạp lại một lần.
3.5.4. Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Như vậy, người không thuộc đối tượng không xem xét kết nạp lại thì cần ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng thì mới được xem xét kết nạp lại thành Đảng viên dự bị.
Trừ trường hợp, người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích;
Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.
Bao lâu sau khi rời khỏi Đảng thì được kết nạp lại thành Đảng viên dự bị? Đảng viên dự bị có được phê bình cấp uỷ cấp trên trong sinh hoạt chi bộ không? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị có được phê bình cấp uỷ cấp trên trong sinh hoạt chi bộ hay không?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Đảng viên dự bị có quyền như sau:
Điều 3
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo quy định trên, Đảng viên dự bị có thể phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức của mình. Do đó, Đảng viên dự bị có thể phê bình cấp uỷ cấp trên trong phạm vi tổ chức.
Hồ sơ xét công nhận Đảng viên dự bị kết nạp lại thành Đảng viên chính thức như thế nào?
Tại quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về hồ sơ xét công nhận Đảng viên dự bị kết nạp lại thành Đảng viên chính thức như sau:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, Đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ Đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận Đảng viên chính thức.
- Bản nhận xét về Đảng viên dự bị của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét Đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của Đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.
- Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú
Chi ủy có Đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với Đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với Đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.
- Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận Đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền
+ Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận Đảng viên chính thức thực hiện theo điểm 3.6, điểm 3.7 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021.
+ Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận Đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân 2025? Kịch bản chương trình gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?