Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
Cách viết ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị?
Cách viết ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị?
(1) Thông tin cá nhân và hoạt động của đảng viên dự bị
Đảng viên dự bị cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày kết nạp vào Đảng, cùng với chi bộ nơi họ đang sinh hoạt.
Những thông tin này đi kèm với các hoạt động của đảng viên trong tổ chức Đảng và cơ quan quản lý.
(2) Nhận xét trong mẫu đơn nhận xét đảng viên dự bị
Phần ý kiến là đánh giá từ chi ủy nơi cư trú, nêu rõ điểm mạnh và hạn chế của đảng viên dự bị. Nội dung này bao gồm:
- Tư tưởng chính trị: Đánh giá lập trường, quan điểm, và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ đảng viên.
- Phẩm chất đạo đức: Nhận xét về lối sống, thái độ với cộng đồng, và tinh thần xây dựng tập thể.
- Hoạt động thực tiễn: Xem xét mức độ tích cực tham gia, khả năng cống hiến và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thể hiện số đồng chí đại diện Chi uỷ nơi cư trú tán thành/số không tán thành đề nghị Chi bộ xét công nhận đảng viên dự bị.
Chi ủy nơi cư trú cần đánh giá trên tinh thần khách quan và xây dựng, tập trung vào các yếu tố sau:
- Công tác đảng viên: Nêu rõ hiệu quả và kết quả hoạt động của đảng viên dự bị trong các phong trào, nhiệm vụ tại địa phương.
- Công bằng và khách quan: Đảm bảo không thiên vị, sử dụng các dữ liệu cụ thể để minh bạch hóa nhận xét.
(3) Ngôn ngữ và cách trình bày
Khi viết ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị cần sử dụng ngôn từ chính xác, lịch sự, tránh chỉ trích hoặc nhận xét mang tính chất cá nhân. Điều này giúp đảm bảo tinh thần đoàn kết và động viên đảng viên dự bị phấn đấu, trưởng thành trong hàng ngũ Đảng.
Tải về Mẫu ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
Tải về Mẫu ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
Xem thêm: Tải về Mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú - Mẫu 3 213 chuẩn Hướng dẫn 33-HD/BTCTW năm 2020
Lưu ý: Hướng dẫn và mẫu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cách viết ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu? (Hình từ Internt)
Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
Đảng viên dự bị được quy định tại Điều 1, Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, cụ thể như sau:
Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
...
Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Như vậy, Đảng viên dự bị là cá nhân đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng chưa chính thức đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức.
Theo quy định nêu trên, thời gian dự bị kéo dài 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp - đây là giai đoạn rèn luyện và thử thách để cá nhân có cơ hội chứng minh năng lực, phẩm chất, và ý chí phấn đấu của mình.
Lưu ý: Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên là gì?
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG VIÊN
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
QUYỀN CỦA ĐẢNG VIÊN
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
+ Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn GTGT khi cho một doanh nghiệp khác mượn hàng hóa của mình hay không?
- Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng khi người lao động chết trong trường hợp nào?
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?