Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn như thế nào về việc thực hiện giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cuối năm 2022?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn như thế nào về việc thực hiện giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cuối năm 2022?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị xử lý như thế nào đối với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm trên 03 tháng?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các cơ quan phối hợp như thế nào trong việc giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn như thế nào về việc thực hiện giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cuối năm 2022?
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 3511/BHXH-TST năm 2022 yêu cầu quyết liệt thực hiện công tác thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Theo đó, Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 Công văn 3511/BHXH-TST năm 2022 yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau:
- Thường xuyên báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm việc đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Thực hiện nghiêm việc Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam) đến đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc nộp tiền đóng đầy đủ, đúng thời hạn.
- Phân công lãnh đạo, cán bộ thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đôn đốc doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHTN kịp thời, không để phát sinh chậm đóng.
- Đẩy mạnh hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức các buổi làm việc với doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN để đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp đóng đầy đủ số tiền chậm đóng, không để phát sinh số tiền chậm đóng mới.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn như thế nào về việc thực hiện giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cuối năm 2022?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị xử lý như thế nào đối với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm trên 03 tháng?
Mục 5 Công văn 3511/BHXH-TST năm 2022 hướng dẫn xử lý đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm từ 03 tháng trở lên như sau:
- Tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng đối với doanh nghiệp chậm đóng từ 03 tháng trở lên, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;
- Đối với đơn vị đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc cố tình chây ì không thực hiện thì ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Nâng cao chất lượng các đoàn thanh tra, kiểm tra, Lãnh đạo BHXH tỉnh, Trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Cụ thể, căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các cơ quan phối hợp như thế nào trong việc giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm?
Theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Mục 6, Mục 7, Mục 9 Công văn 3511/BHXH-TST năm 2022 về nội dung này như sau:
- BHXH các tỉnh phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh yếu tố gian dối, gian lận trong chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN để hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- BHXH các tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các Tổ chức Công đoàn, các hội, đoàn thể tăng cường công tác giám sát việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đối với đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp để nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đối với chủ sử dụng lao động, người lao động đồng thời công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN số tiền lớn, thời gian chậm đóng kéo dài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?