Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phải đáp ứng yêu cầu nào? Thực hiện bảo đảm an toàn thông tin theo từng cấp độ thế nào?
Bảo đảm an toàn thông tin theo từng cấp độ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 12/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn thông tin đối với từng cấp độ
1. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 1 phải đáp ứng yêu cầu quy định chi tiết tại Phụ lục Iban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 2 phải đáp ứng yêu cầu quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 phải đáp ứng yêu cầu quy định chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4, Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 4 phải đáp ứng yêu cầu quy định chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 5 phải đáp ứng yêu cầu quy định chi tiết tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó sẽ có tổng cộng là 5 phương án bảo đảm an toàn thông tin tương ứng với 5 cấp độ theo quy định nêu trên.
Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phải đáp ứng yêu cầu nào? Thực hiện bảo đảm an toàn thông tin theo từng cấp độ thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu chung trong việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Yêu cầu chung
1. Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ thực hiện theo yêu cầu cơ bản quy định tại Thông tư này và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930-2017 về Công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn - yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
2. Yêu cầu cơ bản đối với từng cấp độ quy định tại Thông tư này là các yêu cầu tối thiểu để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, bao gồm yêu cầu cơ bản về quản lý, yêu cầu cơ bản về kỹ thuật và không bao gồm các yêu cầu bảo đảm an toàn vật lý.
3. Yêu cầu cơ bản về quản lý, bao gồm:
a) Thiết lập chính sách an toàn thông tin;
b) Tổ chức bảo đảm an toàn thông tin;
c) Bảo đảm nguồn nhân lực;
d) Quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống;
đ) Quản lý vận hành hệ thống:
e) Phương án Quản lý rủi ro an toàn thông tin;
g) Phương án Kết thúc vận hành, khai thác, thanh lý, hủy bỏ hệ thống thông tin.
4. Yêu cầu cơ bản về kỹ thuật, bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn mạng,
b) Bảo đảm an toàn máy chủ;
c) Bảo đảm an toàn ứng dụng
d) Bảo đảm an toàn dữ liệu.
5. Việc xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản theo từng cấp độ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 85/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đối với hệ thống thông tin cấp độ 1, 2, 3: Phương án bảo đảm an toàn thông tin phải xem xét khả năng dùng chung giữa các hệ thống thông tin đối với các giải pháp bảo vệ, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp, lãng phí;
b) Đối với hệ thống thông tin cấp độ 4, 5: Phương án bảo đảm an toàn thông tin cần được thiết kế bảo đảm tính sẵn sàng, phân tách và hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi một thành phần trong hệ thống hoặc có liên quan tới hệ thống bị mất an toàn thông tin.
6. Hệ thống thông tin khi được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp phải triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin đã được phê duyệt tại Hồ sơ đề xuất cấp độ và đáp ứng các yêu cầu an toàn tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư này trước khi đưa vào vận hành, khai thác.
7. Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống phải được xây dựng, đáp ứng các yêu cầu an toàn về quản lý theo cấp độ an toàn hệ thống thông tin tương ứng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trước khi Hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt.
8. Yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin đối với phần mềm nội bộ khi xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp:
a) Phần mềm nội bộ được xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp phải tuân thủ Khung phát triển phần mềm an toàn;
b) Đáp ứng yêu cầu an toàn cơ bản đối với Phần mềm nội bộ.
9. Trường hợp hệ thống thông tin cấp độ 3 được triển khai dưới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu hoặc điện toán đám mây, thiết kế hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phải được thiết kế tách riêng, độc lập với các hệ thống khác về lô-gic và có biện pháp quản lý truy cập giữa các hệ thống:
b) Các vùng mạng trong hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với nhau về lô-gic và có biện pháp quản lý truy cập giữa các vùng mạng
c) Có phân vùng lưu trữ được phân tách độc lập về lô-gic.
10, Trường hợp hệ thống thông tin cấp độ 4 hoặc cấp độ 5 được triển khai dưới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu hoặc Điện toán đám mây, thiết kế hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phải được thiết kế tách riêng, độc lập với các hệ thống khác về vật lý và có biện pháp quản lý truy cập giữa các hệ thống
b) Các vùng mạng trong hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với nhau về lô-gic và có biện pháp quản lý truy cập giữa các vùng mạng
c) Có phân vùng lưu trữ được phân tách độc lập về vật lý;
d) Các thiết bị mạng chính phải được phân tách độc lập về vật lý.
Theo đó, việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được thực hiện theo những yêu cầu chung như trên.
Yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5 được quy định thế nào?
- Yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin ở cấp độ 1 được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT như sau:
- Yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin ở cấp độ 2 được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT như sau:
- Yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin ở cấp độ 3 được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT như sau:
- Yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin ở cấp độ 4 được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT như sau:
- Yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin ở cấp độ 5 được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT như sau:
Xem toàn bộ yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5: Tại đây.
Thông tư 12/2022/TT-BTTTT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link bình chọn giải Mai Vàng 2024? Link bình chọn maivang nld com vn 2024? Thời gian bình chọn giải Mai Vàng 2024 khi nào?
- Nội dung kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có phải là cấp độ thể hiện năng lực chuyên môn của viên chức không?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Ngày 12 12 có ý nghĩa gì? Ngày 12 tháng 12 Dương lịch là ngày mấy âm lịch, thứ mấy?
- Cách nhận biết doanh nghiệp ma thông qua loại hình kinh doanh? Doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn trái phép có bị truy cứu TNHS không?