Bảng lương quân đội từ 1/7/2024 tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Bảng lương quân đội từ 1/7/2024 tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Nóng: Chi tiết mức tăng lương cơ sở, lương hưu và lương tối thiểu vùng chính thức từ 1/7/2024
Ngày 21/6/2024, Ban chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Cụ thể, Bộ Chính trị kết luận về nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trong đó, có nội dung về tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau:
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
Đồng thời, tại dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở, chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có quy định về việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 như sau:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo nội dung nêu trên, dự kiến sẽ tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024 đối với quân đội.
Căn cứ tại theo Thông tư 41/2023/TT-BQP quy định lương quân đội được tính bằng công thức như sau:
Lương quân đội, công an = Lương cơ sở x Hệ số lương
Theo đó, bảng lương quân đội, công an từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng như sau:
*Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, nâng lương, tiền thưởng...
>> Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp từ 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu
>>Bảng lương công chức cấp xã từ 1 7 2024
Bảng lương quân đội từ 1/7/2024 tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng? (Hình từ internet)
Lương cơ sở trước 1/7/2024 áp dụng đối với quân đội là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở trước 1/7/2024 được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật của quân đội là 1.8 triệu đồng/tháng.
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
+ Cấp Úy: Nam 46, nữ 46;
+ Thiếu tá: Nam 48, nữ 48;
+ Trung tá: Nam 51, nữ 51;
+ Thượng tá: Nam 54, nữ 54;
+ Đại tá: Nam 57, nữ 55;
+ Cấp Tướng: Nam 60, nữ 55.
- Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định trên không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị sau đây do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan theo quy định trên:
+ Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
+ Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
+ Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
+ Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
+ Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
+ Trung đội trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?