Bảng lương mới từ 1/7/2024 của doanh nghiệp sau cải cách tiền lương xác định mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
Bảng lương mới từ 1/7/2024 của doanh nghiệp sau cải cách tiền lương xác định mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
>> Xem thêm: Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, về mức lương tối thiểu vùng dự kiến áp dụng xây dựng thang bảng lương mới:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).
- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.
Tại Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Tải quy định mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Khi chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 lên 6%, lúc này tăng lương tối thiểu vùng 2024 sẽ tăng lên các mức như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.000 |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 |
Theo đó, dự kiến bảng lương mới từ 1/7/2024 của doanh nghiệp sau cải cách tiền lương xác định mức lương thấp nhất khi trả lương theo tháng như sau:
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) |
Bảng lương mới từ 1/7/2024 của doanh nghiệp sau cải cách tiền lương xác định mức lương thấp nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Dự kiến từ ngày 1/7/2024 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu như thế nào?
Theo Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định việc áp dụng mức lương tối thiểu từ 01/7/2024 như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập từ 1/7/2024 đối với người lao động trong doanh nghiệp ra sao?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong doanh nghiệp từ 1/7/2024 như sau:
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.
Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?
- Tải mẫu mới nhất phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn? Lưu ý khi lập phụ lục?
- Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
- Việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Ai có trách nhiệm tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng?