Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, ý kiến các đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024, tổ chức vào ngày 01 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.
Tại Mục 15, Mục 22 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 đã có nhiệm vụ cụ thể giao các bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 6 năm 2024 và thời gian tới.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng và trợ cấp xã hội; đề xuất thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữa các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.
Theo đó, đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 như sau: thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữa các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, Chính phủ nêu rõ đã tiết kiệm được 680 nghìn tỷ đồng để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
XEM TOÀN BỘ BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao? (Hình từ Internet)
Theo Nghị Quyết 27, bảng lương mới từ 1/7/2024 áp dụng cho 9 đối tượng nào?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó quy định việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bảng lương mới từ 1/7/2024 áp dụng cho 9 đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- Sĩ quan công an;
- Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an;
- Chuyên môn kỹ thuật công an;
- Sĩ quan quân đội;
- Quân nhân chuyên nghiệp;
- Công nhân quốc phòng;
- Công nhân công an.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có hệ thống gồm 5 Bảng lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương bao gồm:
5 BẢNG LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM |
1 bảng lương chức vụ: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã |
1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo |
1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) |
1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an |
1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an |
Từ ngày 1/7/2024, 3 khoản thu nhập chính thức của 9 đối tượng tại khu vực công là gì?
Căn cứ theo Mục 3 Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có nêu rõ thiết kế cơ cấu tiền lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
...
Theo đó, sau cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, 3 khoản thu nhập chính thức của 9 đối tượng tại khu vực công (người được nhận mức lương mới) gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); tính theo số tiền cụ thể tại 05 bảng lương mới.
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Trong đó, phụ cấp của 9 đối tượng tại khu vực công từ 1/7/2024 dự kiến có thể bao gồm một/một số phụ cấp trong 9 loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính;
- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?