Bảng lương mới cải cách tiền lương 2024 với công chức viên chức chính thức áp dụng từ ngày nào?
Bảng lương mới cải cách tiền lương 2024 với công chức viên chức chính thức áp dụng từ ngày nào?
Theo Nghị quyết 27, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
Trước đây, tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội nêu rõ sẽ lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 23/2021/QH15 quy định:
“Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022”.
Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức.
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.
Quốc hội đề nghị hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ 1/7/2024.
Như vậy, trong năm 2024, sẽ chính thức cải cách tiền lương với cán bộ công chức viên chức và bảng lương mới cải cách tiền lương 2024 với công chức, viên chức chính thức được áp dụng từ ngày 1/7/2024. Đồng nghĩa các đối tượng này sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ mà không phải cách tính lương theo mức lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay.
Bảng lương mới cải cách tiền lương 2024 với công chức viên chức
Bảng lương cải cách tiền lương 2024 với công chức viên chức
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ban hành dự thảo hoặc quy định cụ thể về 5 bảng lương mới. Tuy nhiên, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề cập về 5 bảng lương cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 bao gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Ngoài ra, mức lương của cán bộ công chức viên chức được tính theo công thức;
Mức lương = Lương cơ bản + Phụ cấp + Thưởng (Nếu có) |
Theo đó, 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới bao gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính;
- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Đã trải qua 04 lần cải cách chính sách tiền lương
Theo Nghị quyết 27, chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.
Kết luận Hội nghị Trung ương 8 khoá IX về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá X, XI, XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá X, đặc biệt là các Kết luận 23-KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận 63-KL/TW, ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI.
Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?