Bảng lương giáo viên 2024 trước và sau cải cách tiền lương 1/7/2024 mà mọi giáo viên cần nắm rõ?
Bảng lương giáo viên 2024 trước và sau cải cách tiền lương 1/7/2024
Bảng lương giáo viên 2024 trước khi cải cách tiền lương
Hiện nay, lương của giáo viên các cấp được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm |
Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết bảng lương giáo viên các cấp 2024 trước khi cải cách tiền lương tại đây.
Bảng lương giáo viên 2024 sau khi cải cách tiền lương
Đối với giáo viên, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ có cơ cấu tiền lương mới gồm:
Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Nghĩa là lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%)
Hệ thống lương mới sẽ gồm 5 bảng lương, trong đó có 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo (trong đó có giáo viên). (Xem chi tiết 5 bảng lương mới)
Như vậy, khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024, bảng lương mới của giáo viên được điều chỉnh theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin chi tiết về bảng lương này.
Xem thêm: Bảng lương mới từ 1/7/2024 của chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 7/11/2023, Kỳ họp Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn, trong đó đề cập đến xây dựng tiền lương giáo viên như sau: Về tiền lương giáo viên, Bộ Nội vụ cho biết sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp, dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Thực hiện xây dựng bảng lương mới căn cứ cơ sở vị trí việc làm trên nguyên tắc tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 tính chất công việc, thực hiện ưu đãi nghề. Trên cơ sở Nghị quyết 29 bảo đảm tiền lương cơ bản, cùng với phụ cấp sẽ có cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp. Khi tổ chức thực hiện sẽ có quan tâm đến lương giáo viên nói chung và lương giáo viên mầm non nói riêng. Xem chi tiết: Lương giáo viên, nhân viên trường học sẽ được ưu tiên xếp mức cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? |
Bảng lương giáo viên 2024 trước và sau cải cách tiền lương 1/7/2024 (Hình từ Internet)
Giáo viên sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo khi cải cách tiền lương 2024
Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trong đó có giáo viên) cụ thể như sau:
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Hiện nay, mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2021 như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp
Theo quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp với giáo viên các cấp như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?