Bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất? Khi nào cán bộ, công chức được nâng lương?
Cách tính lương cán bộ, công chức năm 2022 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 của Quốc hội về việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương thì hiện tại mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ công chức năm 2022 vẫn thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng
Cũng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cán bộ công chức được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng.
Bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 theo mức lương cơ sở mới nhất? Khi nào cán bộ, công chức được nâng lương?
Bảng lương cán bộ, công chức năm 2022 mới nhất?
Căn cứ theo quy định trên, và hệ số lương của cán bộ công chức được quy định tại bảng 2 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP bảng lương cán bộ công chức năm 2022 được cập nhật như sau:
Khi nào cán bộ, công chức được nâng lương theo quy định?
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì về chế độ nâng lương cán bộ công chức được thực hiện như sau:
- Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.
- Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
- Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
- Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
+ Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.
+ Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
+ Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
Xem thêm:
Cơ cấu tiền lương mới năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm khoản nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?