Bảng giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất từ 09/11/2023? Mức cao nhất là 3.314 đồng/kWh đúng không?
Bảng giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất từ 09/11/2023?
Ngày 8/11/2023, Bộ Công Thương có Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023 quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Theo đó, bảng giá bản lẻ điện cho các ngành sản xuất được xác định tại Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023.
Cụ thể như sau
TT | Trường hợp | Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Cấp điện áp từ 110 kV trở lên | |
a) Giờ bình thường | 1.649 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.044 | |
c) Giờ cao điểm | 2.973 | |
2 | Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.669 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.084 | |
c) Giờ cao điểm | 3.093 | |
3 | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.729 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.124 | |
c) Giờ cao điểm | 3.194 | |
4 | Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.809 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.184 | |
c) Giờ cao điểm | 3.314 |
Như vậy, giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất từ ngày 09/11/2023 được xác định theo bảng giá nêu trên.
Trong đó, mức giá thấp nhất là 1.044 đồng/kWh cho trường hợp cấp điện áp từ 110 kV trở lên trong giờ thấp điểm; mức giá cao nhất là 3.314 cho trường hợp cấp điện áp dưới 6kV trong giờ cao điểm.
Bảng giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất từ 09/11/2023? Mức cao nhất là 3.314 đồng/kWh đúng không? (Hình từ Internet)
Quy định về giờ bình thường, giờ cao điểm, giờ thấp điểm ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2014/TT-BCT như sau:
Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày
1. Thời gian sử dụng điện trong ngày được quy định như sau:
a) Giờ bình thường:
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 04h00 đến 09h30 (5 giờ và 30 phút);
+ Từ 11h30 đến 17h00 (5 giờ và 30 phút);
+ Từ 20h00 đến 22h00 (2 giờ).
- Ngày Chủ nhật
Từ 04h00 đến 22h00 (18 giờ).
b) Giờ cao điểm
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 09h30 đến 11h30 (2 giờ);
+ Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ).
- Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
c) Giờ thấp điểm
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (6 giờ).
Như vậy, thời gian sử dụng điện trong ngày được quy định như sau:
Khung giờ | Quy định |
Giờ bình thường | - Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy + Từ 04h00 đến 09h30 (5 giờ và 30 phút); + Từ 11h30 đến 17h00 (5 giờ và 30 phút); + Từ 20h00 đến 22h00 (2 giờ). - Ngày Chủ nhật Từ 04h00 đến 22h00 (18 giờ). |
Giờ cao điểm | - Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy + Từ 09h30 đến 11h30 (2 giờ); + Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ). - Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm. |
Giờ thấp điểm | Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (6 giờ). |
Theo đó, đối tượng áp dụng giá bán điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày bao gồm:
Bên mua điện sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng từ 25 kVA trở lên hoặc có sản lượng điện sử dụng trung bình ba tháng liên tục từ 2.000 kWh/tháng trở lên;
- Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Đơn vị mua điện để bán lẻ điện ngoài mục đích sinh hoạt tại tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt.
Nguyên tắc điều chỉnh tăng giá điện bình quân hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân
1. Hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
2. Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
3. Khi các thông số đầu vào theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh giảm.
4. Khi các thông số đầu vào theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
5. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Như vậy, hiện nay, việc điều chỉnh giá điện bình quân được thực hiện theo 07 nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?
- Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào?
- Thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán là ít nhất mấy năm?
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân phải có chữ ký của ai? Kỳ họp Hội đồng nhân dân có diễn ra công khai không?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?