Ban hành bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị? Phương pháp đánh giá, chấm điểm ra sao?
- Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị thế nào?
- Hệ thống câu hỏi để thực hiện đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị gồm những gì?
- Thang điểm để thực hiện đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị được quy định như thế nào?
Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị thế nào?
Ngày 03/8/2023 Bộ KH&ĐT ban hành Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 ban hành bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị.
Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2021/NĐ-CP) dựa trên 11 chỉ tiêu chính sau đây:
- Lãnh đạo và quản trị;
- Tài chính, kế toán;
- Hệ thống quản lý chất lượng;
- Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu;
- Kiểm soát quá trình;
- Quản lý sản xuất;
- Bảo trì và quản lý thiết bị đo;
- Đào tạo nguồn nhân lực;
- Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;
- Sức khỏe, An toàn và Môi trường;
- Công nghệ và chuyển đổi số.
Ban hành bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị? Phương pháp đánh giá, chấm điểm DNNVV tiềm năng ra sao?
Hệ thống câu hỏi để thực hiện đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị gồm những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Bộ công cụ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023, hệ thống câu hỏi để thực hiện đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:
(1) Lãnh đạo và quản trị
- Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp;
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
- Quy định về vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của người quản lý;
- Việc thiết lập mục tiêu cho cả doanh nghiệp và từng phòng, ban.
(2) Tài chính, kế toán
- Việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, chế độ báo cáo tài chính;
- Việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán thuê ngoài);
- Khả năng bóc tách báo giá chi tiết thành từng hạng mục chi phí theo yêu cầu của bên mua;
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mới và kế hoạch tài chính rõ ràng để thực hiện đầu tư.
(3) Hệ thống quản lý chất lượng
- Các chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2015, IATF 16949,...);
- Việc thiết lập, đo lường và xem xét mục tiêu chất lượng định kỳ;
- Việc theo dõi và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
(4) Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu
- Quy trình kiểm soát, đánh giá nhà cung cấp;
- Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào hoặc quá trình thuê dịch vụ bên ngoài để hoàn thiện sản phẩm;
- Khu vực cách ly vật tư không đạt chuẩn và quy trình khiếu nại nhà cung cấp.
(5) Kiểm soát quá trình
- Việc hướng dẫn công việc chi tiết cho từng quy trình;
- Hệ thống các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm khi cần thiết;
- Việc thiết lập quy định/thủ tục để kiểm soát sản phẩm không phù hợp;
- Việc điều tra, loại bỏ nguyên nhân và ngăn ngừa lỗi phát sinh.
(6) Quản lý sản xuất
- Việc xây dựng và tuân theo kế hoạch sản xuất;
- Tỷ lệ giao hàng không đạt trong năm gần nhất;
- Việc mất hoặc giảm đơn hàng do không đủ năng lực sản xuất.
(7) Bảo trì và quản lý thiết bị đo
- Việc bảo trì máy móc thường xuyên;
- Việc hiệu chuẩn thiết bị đo;
- Việc kiểm tra lại hàng hóa khi máy móc và thiết bị đo không đạt.
(8) Đào tạo nguồn nhân lực
- Quy định đào tạo/bồi dưỡng cho nhân viên;
- Lộ trình đào tạo phát triển và giữ chân nhân tài;
- Việc thực hiện đào tạo tại chỗ cho công nhân khi thực hiện công việc mới.
(9) Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;
- Kinh nghiệm sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng.
(10) Sức khoẻ, An toàn và Môi trường
- Quy định về an toàn vệ sinh lao động;
- Việc huấn luyện an toàn tại nhà máy cho toàn thể nhân viên;
- Hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn.
(11) Công nghệ và chuyển đổi số
- Việc cải tiến, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất hai năm gần đây và Kế hoạch và hành động cụ thể để chuyển đổi số.
Thang điểm để thực hiện đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Bộ công cụ đánh giá ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thang điểm để thực hiện đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Mỗi tiêu chí nhỏ (câu hỏi) sẽ có 3 mức đánh giá khác nhau (3 điểm - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có minh chứng, 2 điểm - Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hoặc không có minh chứng đầy đủ, 1 - chưa thực hiện). Riêng tiêu chí tìm hiểu về công nghệ, chuyển đổi số có 2 mức đánh giá (1 - có hành động, 0 - chưa có hành động cụ thể).
Tổng điểm tối đa cho các câu hỏi thuộc 11 nhóm tiêu chí chính là 100 điểm. Dựa trên tổng điểm đạt được, mức độ sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị của DNNVV được phân loại theo 3 nhóm:
• Loại A: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên (tỷ lệ điểm đạt được từ 80% trở lên): Doanh nghiệp rất tiềm năng và đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị.
• Loại B: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 đến dưới 80 điểm (tỷ lệ điểm đạt được từ 50% đến dưới 80%): Doanh nghiệp có tiềm năng tham gia chuỗi giá trị.
• Loại C: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm trở xuống (tỷ lệ điểm đạt dưới 50%): Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để cải thiện và chưa phù hợp tham gia chuỗi giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?