Bác Hồ có bao nhiêu tên? Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
Bác Hồ có bao nhiêu tên?
Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 ở làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác mất ngày 02 tháng 09 năm 1969 tại Hà Nội.
Hiện nay, nhiều người thắc về vấn đề "Bác Hồ có bao nhiêu tên", trong cuộc đời hoạt động cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người đã qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau.
Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Bác Hồ phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Nên trong thực tế không thể biết một cách chính xác Bác Hồ có bao nhiêu tên và Bí danh trong quá trình hoạt động.
Có thể tham khảo thông tin theo Tư liệu Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ có tổng cộng 175 tên và bút danh khác nhau trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki,…
Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên Nguyễn Tất Thành do gia đình đặt, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Thái Lan, 1928-30)...
Xem chi tiết 175 Tên, Bí danh của Bác Hồ: Tải
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bác Hồ có bao nhiêu tên? Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như sau:
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.
- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổ chức thực hiện học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Mục 6 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ tổ chức thực hiện học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như sau:
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.
Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.
Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn việc thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở địa phương, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; ban tuyên giáo cấp ủy và cơ quan tuyên giáo các ngành, đoàn thể là cơ quan giúp việc cấp ủy và lãnh đạo các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu làm sâu sắc thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời, xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung học tập, sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; định hướng nội dung, chương trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết hằng năm và toàn khóa trình Ban Bí thư ban hành; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, những cách làm hình thức, kém hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
- Mẫu Báo cáo thực hiện khuyến mại theo Nghị định 128? Nộp báo cáo thực hiện khuyến mại khi nào?