Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024?

Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024?

Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Thủ đô 2024 quy định về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông như sau:

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông
Hội đồng nhân dân Thành phố quy định các nội dung sau đây:
...
2. Chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và sử dụng các phương tiện giao thông phát thải thấp; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào khu vực trung tâm để giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải; áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông;

Như vậy, từ ngày 01/1/2025, Thủ đô Hà Nội sẽ áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông.

Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024?

Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024? (Hình ảnh Internet)

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông sẽ được Hội đồng nhân dân Thành phố quy định gồm nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Thủ đô 2024 quy định về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, Hội đồng nhân dân Thành phố quy định các nội dung sau đây:

(1) Chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn Thành phố;

(2) Chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và sử dụng các phương tiện giao thông phát thải thấp; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào khu vực trung tâm để giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải; áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông;

(3) Chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn Thành phố và kết nối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô;

(4) Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải;

(5) Chính sách quản lý, khai thác đường đô thị, đường sắt đô thị, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị.

Thủ đô phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Thủ đô 2024 quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng như sau:

- Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (sau đây gọi là mô hình TOD) là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị.

- Việc lập, quyết định, quản lý quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị, quy hoạch tuyến giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và khu vực TOD được áp dụng các quy định sau đây:

+ Trên cơ sở Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thành phố được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất, phát triển các tuyến đường sắt đô thị, các phương thức vận tải hành khách công cộng khác, phát triển đô thị trong khu vực TOD;

+ Trong khu vực TOD, Ủy ban nhân dân Thành phố được quyết định áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các yêu cầu về không gian và sử dụng đất khác với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô;

+ Đối với khu vực đã có quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt nhưng khi lập phương án tuyến đường sắt đô thị, tuyến giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác hoặc khi lập quy hoạch khu vực TOD, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ lập phương án tuyến, quy hoạch có đề xuất mới, khác nội dung quy hoạch đã được phê duyệt thì trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định. Quyết định phê duyệt phương án tuyến đường sắt đô thị hoặc quy hoạch chi tiết khu vực TOD có giá trị thay thế cho phần nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu vực có liên quan trong quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt và không phải làm thủ tục điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

Lưu ý:

- Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.

- Các quy định sau đây của Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025:

+ Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.

Ùn tắc giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024?
Pháp luật
Sẽ có thêm một lực lượng được tham gia giải quyết ùn tắc giao thông từ 01/7/2024 theo quy định mới đúng không?
Pháp luật
Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Dừng xe, đỗ xe gây ùn tắc giao thông có bị xử phạt hay không? Không được dừng xe, đỗ xe ở những vị trí nào?
Pháp luật
Ô tô quay đầu xe không đúng quy định gây ra ùn tắc giao thông bị xử phạt không? Trường hợp quay đầu xe gây ra tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ùn tắc giao thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
136 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ùn tắc giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Ùn tắc giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào