Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài ra sao?
- Tổng quan về án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài ra sao?
- Nội dung của án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài là gì?
- Nhận định của Tòa án về án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài ra sao?
Tổng quan về án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài ra sao?
Căn cứ tại Quyết định 50/QĐ-CA năm 2020 có nêu rõ tổng quan về án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài như sau:
Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 34/2018/DS-GĐT ngày 26-6-2018 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Kiện đòi tài sản nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ Khi Nhà nước thu hồi đất” tại tỉnh Hưng Yên giữa nguyên đơn là bà Bùi Thị P, anh Lê Ngọc T1, chị Lê Thị Thanh X với bị đơn là ông Lê Ngọc T2; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 06 người.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 4 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Các điều 176, 192,196 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 170, 185, 190 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 221, 187, 182 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Từ khoá của án lệ:
“Kiện đòi quyền sử dụng đất”; “Để người khác quản lý, sử dụng đất ổn định, lâu dài”; “Xây dựng nhà ở ổn định”; “Đăng ký kê khai quyền sử dụng đất”.
Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung của án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài là gì?
Căn cứ tại Quyết định 50/QĐ-CA năm 2020 có nêu rõ nội dung của án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài như sau:
Tại đơn khởi kiện và quá trình tố tụng nguyên đơn là bà Bùi Thị P, anh Lê Ngọc T1 và chị Lê Thị Thanh X do bà Bùi Thị P là đại diện theo ủy quyền trình bày:
Cụ Lê Ngọc U và cụ Bùi Thị T quê ở thôn Đ, xã Đ1, huyện P, tỉnh Hưng Yên. Hai cụ Công tác, sinh sống và chết tại tỉnh Lạng Sơn. Cụ U và cụ T có một người con duy nhất là ông Lê Ngọc H là chồng của bà Bùi Thị P. Năm 1973, cụ U về quê xin Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp cho 01 thửa đất ở diện tích 1.079m2 tại thôn Đ, xã Đ1, huyện P, tỉnh Hưng Yên. Năm 1976, ông H về quê xây một ngôi nhà ba gian mái bằng, một gian gác và toàn bộ công trình phụ gồm bếp, giếng, nhà tắm, nhà vệ sinh trên thửa đất trên để cho cụ U và cụ T Khi đó đã nghỉ hưu về quê ở. Cụ U và cụ T ở tại nhà đất đó một thời gian thì chuyển vào trong làng tại nhà, đất của bố mẹ cụ T để lại. Năm 1977, cụ Lê Ngọc C1 là em trai của cụ U mượn nhà, đất trên cho con trai là ông Lê Ngọc T2 ở nhờ.
Năm 1985, bà P kết hôn với ông H, Khi đó cụ U, cụ T và ông H đều ở tại 53C, phường Đ, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 22-01-1994, cụ T chết và ngày 20-12-1995 cụ U chết đều không để lại di chúc (hai cụ đều chết tại Lạng Sơn). Theo bà P trình bày thì trước lúc cụ T qua đòi có giao cho bà P giữ tờ giấy xã giao đất cho cụ U ở thôn Đ năm 1973, nhưng năm 2008 xảy ra trận lũ lịch sử ở Lạng Sơn, nhà bà P bị ngập nước nên toàn bộ giấy tờ cá nhân đều bị hư hỏng hết.
Năm 2008, ông Lê Ngọc T2 lên Lạng Sơn gặp ông H đề nghị viết giấy ủy quyền để ông T2 nhận tiền bồi thường do Nhà nước thu hồi đất để mở đường 38B. Tháng 6-2009, ông H chết không để lại di chúc nhưng có dặn lại mẹ con bà P về quê đòi lại nhà, đất cho ông T2 mượn.
Bà P và các con đề nghị gia đình ông T2 trả lại toàn bộ nhà, đất và 398.638.000 đồng tiền đền bù Khi Nhà nước thu hồi đất năm 2008.
Bị đơn là ông Lê Ngọc T2 trình bày:
Thửa đất gia đình ông đang quản lý, sử dụng là do bố ông là cụ Lê Ngọc C1 nhờ cụ Lê Ngọc U (là anh cụ C1) đứng tên xin hộ từ năm 1974, nhưng trên thực tế thì bố ông là người trực tiếp nhận đất. Năm 1975, bố ông cho vợ chồng ông ra làm nhà ở trên thửa đất này. Kể từ khi vợ chồng ông ở trên đất cho đến khi vợ chồng cụ U và ông H chết, chưa khi nào gia đình cụ U nhận đất đó là của mình và cũng chưa khi nào cụ U hay ông H về xây dựng nhà trên thửa đất này. Toàn bộ ngôi nhà và các tài sản trên đất hiện nay đều do vợ chồng ông xây dựng và tạo lập. Năm 1998, ông đã kê khai đứng tên chủ sử dụng đất. Năm 2008, khi Nhà nước thu hồi đất để mở rộng đường 38B, gia đình ông được bồi thường hơn 300 triệu đồng; do sổ sách không thể hiện tên của gia đình ông nên Ủy ban nhân dân xã Đ1 yêu cầu ông phải có giấy cam kết của người đứng tên trên hồ sơ 299 nên ông lên Lạng Sơn gặp ông H đề nghị viết giấy cam kết. Ông H đã viết cho ông tờ giấy cam kết ghi ngày 10-4-2008 xác định toàn bộ thửa đất mà cụ U được xã cấp cho từ năm 1974 đã giao cho ông sử dụng; từ trước tới nay và từ nay về sau gia đình không có ý kiến gì đối với mảnh đất đó. Ông không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mẹ con bà P.
Theo Ủy ban nhân dân xã Đ1 cung cấp thì thửa đất mà gia đình ông T2 đang quản lý, sử dụng thể hiện trên bản đồ 299 lập năm 1981 có diện tích là 1073m2 tại thửa số 117, tờ bản đồ số 15; sổ mục kê năm 1986 tại trang 128 ghi tên chủ sử dụng đất là Lê Ngọc U1. Ủy ban nhân dân xã Đ1 đã tiến hành xác minh và kết luận ông Lê Ngọc U1 là người cùng làng Đ, nhưng không phải là chủ sử dụng thửa đất này, mà người đứng tên chủ sử dụng trong sổ mục kê là Lê Ngọc U mới chính xác.
Theo bản đồ địa chính xã Đ1 hoàn thành tháng 12-1998, tại Tờ bản đồ số 31 thì thửa đất hộ ông T2 đang quản lý, sử dụng gồm có 04 thửa: Thửa số 269 (T) diện tích 574,4m2; thửa 251 (ao) diện tích 261,2m2; thửa số 286 (ao) diện tích 152,9m2; thửa số 301 có diện tích 149,1m2 là đất hành lang đường 38B. Tổng diện tích các thửa và hành lang là 1.177,6m2. Theo sổ mục kê lập năm 1998, tại các trang 86, 87 thì các thửa đất trên đều ghi tên chủ sử dụng đất là Lê Ngọc T2.
Nhận định của Tòa án về án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài ra sao?
Căn cứ tại Quyết định 50/QĐ-CA năm 2020 có nêu rõ nhận định của Tòa án về án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài như sau:
1] Căn cứ lời khai của các bên đương sự đều thừa nhận diện tích đất thuộc thừa số 31 (diện tích đất thực tế là 990,2m2), tờ bản đồ số 269 tại thôn Đ, xã Đ1, huyện P, tỉnh Hưng Yên có nguồn gốc do Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp cho cụ Lê Ngọc U từ năm 1973. Thửa đất này hiện do ông Lê Ngọc T2 đang quản lý, sử dụng (BL 181,184) và ông T2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
[2] Bà P (là con dâu của cụ Lê Ngọc U cho rằng) sau Khi cụ U được cấp đất, vợ chồng cụ U cùng ông Lê Ngọc H (là con của cụ U và là chồng của bà) đã mang vật liệu xây dựng từ Lạng Sơn về xây dựng nhà cùng các công trình trên đất. Vợ chồng cụ U ở một thời gian ngắn thì chuyển lên Lạng Sơn ở cùng với vợ chồng bà, cho gia đình cụ C1 (là em cụ U) mượn nhà đất trên để cho ông T2 (là con cụ C1) ở. Trong Khi đó, ông T2 và cụ S (là vợ của cụ C1) không thừa nhận mượn nhà, đất của cụ U mà cho rằng do gia đình cụ C1 đông con, chưa có ai lập gia đình, chưa đủ điêu kiện cấp đất giãn dân nên nhờ cụ U đứng đơn xin cấp đất hộ cho gia đình cụ C1, cụ C1 là người trực tiếp nhận đất và cho vợ chồng ông T2 ở; đồng thời xuất trình xác nhận của những người nhận vượt đất, xây nhà và các công trình trên đất của ông T2 để chứng minh. Căn cứ vào bản xác nhận của những người làm chứng, biên bản thẩm định gạch nhà của ông T2 với gạch do bà P mang từ Lạng Sơn về để đối chiếu có cơ sở xác định nhà và các tài sản trên đất là của gia đình ông T2 tạo lập.
[3] Đối với diện tích đất tranh chấp thấy rằng: Bà P và ông T2 đều không đưa ra được các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất tranh chấp. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của các bên đương sự, biên bản xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Đ1 (BL253), ông Tạ Quang H (là cán bộ địa chính Hợp tác xã Đ1 năm 1960-1978) có cơ sở xác định năm 1973 cụ Lê Ngọc U (là anh cụ Lê Ngọc C1) công tác ở Lạng Sơn về quê xin đất giãn dân, được Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp đất cho cụ U. Tại biên bản xác minh với cán bộ địa chính xã Đ1 thể hiện cụ U đứng tên chủ sử dụng thửa đất tranh chấp trên Bản đồ giải thửa năm 1981 và Sổ mục kê năm 1982, ông Lê Ngọc T2 đứng tên chủ sử dụng Bản đồ địa chính xã năm 1998 và sổ mục kê năm 1998 (BL37). Theo biên bản xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Đ1 thì nguồn gốc đất ông T đang quản lý, sử dụng là do Ủy ban nhân dân xã Đ1 cấp năm 1973 đứng tên cụ U, việc cụ U đứng tên xin đất cho mình hay xin hộ cụ C1 thì địa phương không năm được, xã không có tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất, nhưng thực tế gia đình cụ U và ông H (con của cụ U) không sinh sống tại đất này mà gia đình ông T2 quản lý, sử dụng từ năm 1975 đến nay và nộp thuế nhà đất (BL253). Ông Tạ Quang H là người giao đất cho cụ U cũng xác nhận cụ U không sử dụng mà do ông T2 sử dụng, sau đó một thời gian cụ U lại xin mảnh đất khác vì mảnh xin trước đây ông T2 đã sử dụng và Hợp tác xã lại cấp cho cụ U thửa đất thứ 2 (hiện ông B - em ông T2 đang sử dụng - BL262).
[4] Mặc dù cụ U là người được cấp đất, nhưng sau khi được cấp đất cụ U đã không sử dụng đất mà cho ông T2 sử dụng từ năm 1975 đến nay. Quá trình sử dụng đất, do đất cụ U được cấp là đất vũng nên gia đinh cụ C1 và ông T2 đã phải thuê người vượt lấp để tôn nền, xây dựng và sửa chữa nhà nhiều lần, cụ U và ông H đều biết việc vượt lấp, sửa chữa và xây dựng nhà nhưng không có tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã Đ1 và những người làm chứng là những người sống ở địa phương đều xác định cụ U và ông H không về ở, không xây dựng nhà, thỉnh thoảng về chơi và ở nhà cụ C1 ở trong làng. Sau Khi vợ chồng cụ U chết, ông H là con duy nhất của cụ U cũng có bản cam kết xác nhận cụ U không về ở được nên giao lại quyền sử dụng thửa đất trên cho ông T2, gia đình không có ý kiến gì về thửa đất đó. Như vậy, cụ U là người được giao đất, nhưng cụ U không sử dụng mà cho ông T2 quản lý, sử dụng thửa đất này từ sau Khi cụ U được giao đất (năm 1974) đến nay. Quá trình sử dụng đất, ông T2 đã xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai và nộp thuế quyền sử dụng đối với thửa đất này nên theo quy định của pháp luật đất đai thì ông T2 thuộc trường hợp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cụ U không sử dụng đất nhưng có tên trên Bản đồ giải thửa 299 và sổ mục kê năm 1982 là không chính xác và không phải là căn cứ để xác định cụ U là chủ sử dụng hợp pháp đối với thửa đất này. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào việc cụ U được cấp đất để xác định thửa đất tranh chấp là của vợ chồng cụ U để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trích một phần công sức cho ông T2 là không đúng.
[5] Mặt khác, vụ án này là kiện đòi tài sản là nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ Khi Nhà nước thu hồi đất nên thuộc trường hợp xác định án phí không có giá ngạch. Tòa án cấp phúc thẩm xác định án phí có giá ngạch là không đúng. Do đó, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có căn cứ chấp nhận. Tuy nhiên, xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm cũng có sai sót, nhưng những sai sót này có thể khắc phục được tại Tòa án cấp phúc thẩm nên không cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm nhằm tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?