Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế bao gồm những gì? Nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp trong việc in ấn chỉ ra sao?
Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2262/QĐ-TCT năm 2020 có nêu rõ ấn chỉ thuế như sau:
Ấn chỉ thuế bao gồm: các loại hóa đơn, các loại biên lai thuế, các loại biên lai phí, lệ phí, các loại ấn chỉ khác (gọi tắt là ấn chỉ).
- Các loại hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng (bao gồm cả Hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan), Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý được quản lý như hóa đơn, Các loại hóa đơn khác (tem, vé, thẻ,...).
- Biên lai thuế gồm: Biên lai thu thuế, biên lai thu tiền phạt (có mệnh giá, không có mệnh giá), chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; biên lai thu tiền, Tem thuốc lá sản xuất trong nước được quản lý trong ứng dụng Quản lý ấn chỉ như biên lai thuế.
- Biên lai phí, lệ phí gồm: Các loại biên lai phí, lệ phí không mệnh giá; các loại biên lai phí, lệ phí có mệnh giá; Tem rượu sản xuất trong nước được quản lý trong ứng dụng Quản lý ấn chỉ như biên lai phí, lệ phí.
- Ấn chỉ khác gồm: các loại tờ khai, sổ sách, báo cáo...
- Bán hóa đơn lẻ: Là việc cơ quan Thuế bán lẻ từng số hóa đơn cho hộ, cá nhân kinh doanh từ quyển hóa đơn do cơ quan thuế tạo, phát hành (bao gồm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ; hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh và hộ, cá nhân kinh doanh có tài sản cho cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước thuê thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn lẻ theo quy định).
- Cấp hóa đơn lẻ: là việc cơ quan Thuế cấp lẻ từng số hóa đơn cho hộ, cá nhân không kinh doanh có tài sản cho cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước thuê và tổ chức không kinh doanh (bao gồm tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua và tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản) từ quyển hóa đơn do cơ quan thuế tạo, phát hành thuộc đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.
Ấn chỉ thuế là gì? Ấn chỉ thuế bao gồm những gì? Nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp trong việc in ấn chỉ ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp trong việc in ấn chỉ như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 7 Mục I Phần II Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2262/Đ-TCT năm 2020, nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp trong việc in ấn chỉ như sau:
(1) Vụ TVQT tại Tổng cục Thuế:
- Tham mưu về kỹ thuật: Mẫu ấn chỉ, giấy in, kích thước, kỹ thuật in, các biện pháp chống giả, kiểm tra chất lượng sản phẩm đã in.
- Tham mưu lãnh đạo tổ chức đấu thầu in các các loại ấn chỉ theo đúng quy định của Thủ tướng chính phủ và Bộ Tài chính; Dự thảo, trình Lãnh đạo Tổng cục ký hợp đồng in ấn chỉ.
- Thanh lý hợp đồng in ấn chỉ.
- Thanh toán tiền in ấn chỉ theo thoả thuận trong hợp đồng in đã ký.
- Thực hiện các nội dung chi liên quan đến công tác quản lý ấn chỉ được Lãnh đạo Tổng cục Thuế phê duyệt.
(2) Tại Cục Thuế:
- Văn phòng hoặc Phòng TV - QT - AC thực hiện:
+ Tham mưu lãnh đạo về kỹ thuật: Mẫu ấn chỉ cần in, giấy in, kích thước, kỹ thuật in, các biện pháp chống giả ...
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã in.
+ Tham mưu lãnh đạo Cục Thuế tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu in các loại ấn chỉ theo đúng quy định.
+ Thương thảo, ký hợp đồng in và thanh toán tiền theo thoả thuận tại hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
Quản lý Hợp đồng in ấn chỉ như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 8 Mục I Phần II Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2262/Đ-TCT năm 2020 có nêu rõ việc quản lý hợp đồng in ấn chỉ như sau:
Hợp đồng in phải phản ảnh đủ các chỉ tiêu sau: Số, ngày hợp đồng; chi tiết theo từng mẫu, loại, ký hiệu, số lượng ấn chỉ; từ số, đến số và các chỉ tiêu theo dõi hợp đồng khác.
Văn phòng hoặc Phòng TV - QT - AC tại Cục Thuế thực hiện:
- Sau khi hợp đồng in ấn chỉ được ký, chuyển 01 bản hợp đồng in ấn chỉ sang Phòng TTHT Cục Thuế để nhập vào ứng dụng QLAC.
Vụ TVQT tại Tổng cục Thuế, Phòng TTHT tại Cục Thuế thực hiện.
- Nhập chi tiết số liệu trong hợp đồng in ấn chỉ vào ứng dụng QLAC: Ký hiệu mẫu, tên ấn chỉ, ký hiệu, số lượng, từ số, đến số của từng loại ấn chỉ và các chỉ tiêu theo dõi hợp đồng khác.
- Điều chỉnh hợp đồng in:
+ Điều chỉnh hợp đồng từ loại ấn chỉ này sang loại ấn chỉ khác căn cứ nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc do thay đổi chính sách. Việc điều chỉnh hợp đồng ấn chỉ không làm tăng thêm giá trị hợp đồng.
- Ứng dụng QLAC tự động ghi:
+ Sổ Quản lý hợp đồng (mẫu: HĐ01/AC);
+ Sổ Quản lý ký hiệu và số lượng ấn chỉ đã in (mẫu: HĐ02/AC);
+ Sổ theo dõi thực hiện hợp đồng (mẫu: HĐ03/AC); hỗ trợ người sử dụng theo dõi được số ấn chỉ nhà in đã trả; số ấn chỉ nhà in còn phải trả, chi tiết theo từng loại ấn chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
- Tổng Giám đốc Công ty Xổ số điện toán Việt Nam do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng Giám đốc là gì?
- Được nhận đến 5 triệu đồng khi báo tin vi phạm giao thông từ 1/1/2025 theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP?
- Công chứng hợp đồng ủy quyền mà 2 bên không đến cùng 1 nơi để công chứng thì có được không?
- Xây dựng, công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử thuộc thẩm quyền của ai theo Nghị định 123?