Ai được xem là người có chức vụ, quyền hạn? Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm những nhóm tội phạm nào?

Ai được xem là người có chức vụ, quyền hạn? Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm những nhóm tội phạm nào? - Câu hỏi của anh Quốc tại Bến Tre

Ai được xem là người có chức vụ, quyền hạn?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Cụ thể bao gồm những chủ thể sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Ai được xem là người có chức vụ, quyền hạn? Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm những nhóm tội phạm nào?

Ai được xem là người có chức vụ, quyền hạn? Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm những nhóm tội phạm nào?

Người có chức vụ, quyền hạn phải thực hiện những quy tắc ứng xử như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020), người có chức vụ quyền hạn phải thực hiện những quy tắc ứng xử như sau:

- Người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

- Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

+ Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

+ Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

+ Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

+ Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

+ Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột;

Đồng thời không được cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Tội phạm về chức vụ là gì? Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm những nhóm tội phạm nào?

Căn cứ Điều 352 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Khái niệm tội phạm về chức vụ
1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Theo đó, tội phạm về chức vụ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mà hành vi này do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Các tội phạm về chức vụ quy định tại Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 chia làm hai nhóm: Các tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ (không tính chất tham nhũng), cụ thể:

Các tội phạm về tham nhũng (từ Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội tham ô tài sản

- Tội nhận hối lộ

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

- Tội giả mạo trong công tác

Các tội phạm khác về chức vụ (từ Điều 360 đến Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác

- Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác

- Tội đào nhiệm

- Tội đưa hối lộ

- Tội môi giới hối lộ

- Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

27,442 lượt xem
Tội phạm về chức vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội phạm về chức vụ là gì theo Bộ Luật hình sự 2015?
Pháp luật
Tình tiết lợi ích phi vật chất trong cấu thành của các tội phạm về chức vụ được hiểu là như thế nào?
Pháp luật
Ai được xem là người có chức vụ, quyền hạn? Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm những nhóm tội phạm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội phạm về chức vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về chức vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào