Ai được học lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại? Sau khi tốt nghiệp thì có thể làm gì?

Cho tôi hỏi: Ai được học lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại? Sau khi tốt nghiệp thì có thể làm gì? - Câu hỏi của chị Trang (Hà Giang)

Ai được học lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại?

Căn cứ theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình khung đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại (sau đây gọi tắt là "Chương trình").

Tại Mục 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 xác định mục tiêu đào tạo như sau:

- Trang bị cho người học đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng, có đạo đức, kỹ năng hành nghề cơ bản;

- Tạo nguồn bổ nhiệm Chấp hành viên, Thừa phát lại;

- Góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tư pháp;

- Bổ trợ tư pháp phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Theo đó, Mục 2 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 nêu rõ đối tượng được tham gia đào tạo là những người có trình độ cử nhân luật trở lên.

Người tiến hành đào tạo theo Mục 8 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 sẽ là các giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng (là các Chấp hành viên, Thừa phát lại, chuyên gia pháp luật có kinh nghiệp, uy tín nghề nghiệp và các đối tượng khác.

Ai được học lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại? Sau khi tốt nghiệp thì có thể làm gì?

Ai được học lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại? Sau khi tốt nghiệp thì có thể làm gì? (Hình từ Internet)

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại ra sao?

Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại được quy định tại Mục 4 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022.

Cụ thể như sau:

(1) Về kiến thức

- Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Chấp hành viên, Thừa phát lại trong hoạt động nghề nghiệp;

- Vận dụng được quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại;

- Vận dụng được kiến thức pháp lý trong các lĩnh vực hành nghề của Chấp hành viên, Thừa phát lại.

(2) Về kỹ năng

- Thực hiện được kỹ năng nghề nghiệp của Chấp hành viên, Thừa phát lại trong việc tống đạt, thông báo văn bản, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án, kỹ năng nghề nghiệp của Thừa phát lại trong việc lập vi bằng;

- Thực hiện được kỹ năng hành nghề đặc thù của Chấp hành viên, Thừa phát lại trong việc trực tiếp tổ chức thi hành án đối với một số vụ việc cụ thể, kỹ năng đặc thù của Thừa phát lại trong việc tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu và tạo lập chứng cứ.

(3) Về thái độ

- Trung thành với Tổ quốc, có ý thức tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;

- Có phẩm chất đạo đức và văn hóa ứng xử phù hợp với các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên, Thừa phát lại;

- Thích nghi cơ bản với môi trường hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, cải cách tư pháp và cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Hình thành ý thức học tập suốt đời để phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

Theo đó, công tác đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo nội dung tại Mục 7 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 như sau:

- Đối với tất cả các học phần trừ học phần thực tập, việc đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên:

+ Điểm chuyên cần, điểm thường xuyên được đánh giá bằng đa dạng các hình thức như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, viết tiểu luận, viết báo cáo thu hoạch, bài kiểm tra;

+ Điểm thi kết thúc học phần được đánh giá theo hình thức viết tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận;

- Đối với học phần thực tập, kết quả học tập dựa trên hình thức viết thu hoạch, báo cáo, chấm báo cáo hoặc bảo vệ trước hội đồng.

Như vậy, để tốt nghiệp Chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại, học viên cần phải đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp nêu trên.

Có thể làm việc gì sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại?

Dựa vào Mục 5 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022, các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp bao gồm:

- Chấp hành viên tại các cơ quan thi hành án dân sự;

- Chuyên viên tổ chức thi hành án tại các cơ quan thi hành án dân sự;

- Thừa phát lại tại các Văn phòng Thừa phát lại;

- Thư ký nghiệp vụ tại các Văn phòng Thừa phát lại;

- Luật gia tại Hội luật gia, Chi hội luật gia thực hiện việc đại diện cho đương sự trong các vụ việc dân sự, quá trình thi hành án dân sự.

Như vậy, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại có thể làm việc tại những vị trí trên.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,114 lượt xem
Thi hành án dân sự TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Thừa phát lại Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thừa phát lại có được tổ chức thi hành án không?
Pháp luật
Người được thi hành án dân sự là ai? Có đình chỉ thi hành án khi người được thi hành án dân sự chết không?
Pháp luật
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là gì? Thời gian nào không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự?
Pháp luật
Nghị định 152/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định 62/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thế nào?
Pháp luật
Có được mời Thừa phát lại tham dự Hội nghị nhà chung cư để lập vi bằng nội dung hội nghị không?
Pháp luật
Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Việc thông báo thi hành án dân sự được thực hiện theo những hình thức nào? Khi nào được phép niêm yết công khai văn bản thông báo?
Pháp luật
Người phải thi hành án là cá nhân được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án dân sự không? Có được miễn nghĩa vụ nêu không có tài sản để thi hành án?
Pháp luật
Mẫu biên bản niêm phong tài sản trong thi hành án dân sự mới nhất theo Thông tư 04? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Không có đủ tài sản để thực hiện thi hành án dân sự thì xử lý như thế nào? Ai thực hiện việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án dân sự?
Pháp luật
Thừa phát lại có được thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án dân sự Thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án dân sự Xem toàn bộ văn bản về Thừa phát lại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào