Ai có trách nhiệm lập dự thảo báo cáo kiểm toán nhà nước? Dự thảo báo cáo kiểm toán được lập dựa trên cơ sở nào?
Ai có trách nhiệm lập dự thảo báo cáo kiểm toán trong hoạt động kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
1. Tập hợp các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán
a) Trưởng đoàn có trách nhiệm chỉ đạo tập hợp đầy đủ các văn bản, tài liệu cần thiết, bằng chứng kiểm toán thích hợp và kết quả kiểm toán để lập dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
b) Trưởng đoàn tổ chức phân loại, tổng hợp và soát xét bằng chứng kiểm toán, ước tính sai sót trong tổng thể (nếu có), kết quả kiểm toán theo tiêu chí phù hợp với từng lĩnh vực kiểm toán, phù hợp với các nội dung, biểu mẫu báo cáo kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận về nội dung kiểm toán và lập dự thảo báo cáo kiểm toán thì Trưởng đoàn phải đề xuất tiến hành bổ sung các thủ tục kiểm toán tiếp theo, hoặc lựa chọn việc đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp về nội dung kiểm toán đó theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
Theo như quy định trên, dự thảo báo cáo kiểm toán do trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm chỉ đạo tập hợp đầy đủ các văn bản, tài liệu cần thiết, bằng chứng kiểm toán thích hợp và kết quả kiểm toán để lập dự thảo báo cáo kiểm toán.
Ai có trách nhiệm lập dự thảo báo cáo kiểm toán nhà nước? Dự thảo báo cáo kiểm toán được lập dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Dự thảo báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước được lập dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
...
2. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn lập dự thảo báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, dự thảo báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước được lập dựa trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán. Trưởng đoàn là người lập dự thảo báo cáo kiểm toán.
Quy trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của kiểm toán trưởng kiểm toán nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của kiểm toán trưởng kiểm toán nhà nước như sau:
Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán
1. Đoàn kiểm toán trình dự thảo báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán trưởng để tổ chức xét duyệt, đồng thời báo cáo tóm tắt những kết quả quan trọng cho Tổng Kiểm toán nhà nước biết để chỉ đạo trước khi tổ chức xét duyệt theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán trưởng thành lập Tổ thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán. Tổ thẩm định và Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán có trách nhiệm thẩm định, kiểm soát dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. Nội dung kiểm soát, thẩm định theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
3. Kiểm toán trưởng phải tổ chức việc xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Nội dung, kết quả họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán được phản ánh vào biên bản họp xét duyệt báo cáo kiểm toán.
4. Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng thì Trưởng đoàn được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
5. Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tổ chức soát xét việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.
6. Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước dự thảo báo cáo kiểm toán đã được hoàn thiện kèm theo các hồ sơ và tài liệu có liên quan theo quy định; đồng thời gửi các Vụ chức năng kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Theo như quy định trên, quy trình xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của kiểm toán trưởng kiểm toán nhà nước như sau:
Bước 1: Đoàn kiểm toán trình dự thảo báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán trưởng đồng thời báo cáo tóm tắt những kết quả quan trọng
Bước 2: Kiểm toán trưởng thành lập Tổ thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán.
Bước 3: Kiểm toán trưởng phải tổ chức việc xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Bước 4: Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán.
Bước 5: Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tổ chức soát xét việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.
Bước 6: Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước dự thảo báo cáo kiểm toán đã được hoàn thiện kèm theo các hồ sơ và tài liệu có liên quan theo quy định; đồng thời gửi các Vụ chức năng kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 13/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?