Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra? Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Người ra quyết định thanh tra là ai?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa xác định cụ thể khái niệm về người ra quyết định thanh tra.
Tuy nhiên, có thể căn cứ vào khoản 16 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
16. Người tiến hành thanh tra bao gồm người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Thanh tra 2022:
Ban hành quyết định thanh tra
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật này ban hành quyết định thanh tra.
Như vậy, có thể hiểu, người ra quyết định thanh tra là người tiến hành thanh tra, là Thủ trưởng cơ quan thanh tra, ký ban hành quyết định thanh tra dựa trên những căn cứ sau:
- Kế hoạch thanh tra;
- Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra? Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra ra sao?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Thanh tra 2022 thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm:
- Tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra;
- Bảo đảm nguyên tắc hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu;
- Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Đoàn thanh tra và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
Như vậy, trong hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra có 03 trách nhiệm nêu trên.
Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 thì người ra quyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
- Quyết định việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
- Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;
- Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Quyết định kiểm kê tài sản;
- Quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
- Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
- Ban hành kết luận thanh tra;
- Chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Thanh tra 2022;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra cần phải thực hiện, tuân thủ theo 17 nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Người ra quyết định thanh tra có quyền hủy bỏ biện pháp trong hoạt động thanh tra khi thấy không còn cần thiết không?
Tại khoản 2 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
...
2. Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e, i và k khoản 1 Điều này không còn cần thiết thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
Khi nhận thấy biện pháp trong hoạt động thanh tra không còn cần thiết thì người ra quyết định thanh tra có quyền hủy bỏ hoặc kiến nghị hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp đó.
Tuy nhiên, người ra quyết định thanh tra sẽ không có thẩm quyền quyết định hủy bỏ đối với tất cả biện pháp, mà chỉ được hủy bỏ một số biện pháp nhất định.
Cụ thể:
- Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;
- Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
Như vậy, người ra quyết định thanh tra có quyền hủy bỏ hoặc kiến nghị hủy bỏ việc áp dụng 05 biện pháp trên khi xét thấy không còn cần thiết đối với hoạt động thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?