Ai có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại? Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những gì?
- Chủ thể nào có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại?
- Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những gì và phải được nộp khi nào?
- Quy định về thời gian cơ quan có thẩm quyền thẩm định Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại?
Chủ thể nào có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại?
Căn cứ tại Điều 59 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì chủ thể có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống trợ cấp được quy định bao gồm:
- Nhà sản xuất trong nước là tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
- Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;
- Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
- Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.
Ai có quyền đề nghị rà soát biện pháp chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại? Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những gì và phải được nộp khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 55 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:
Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu rà soát) bao gồm:
1. Đơn đề nghị rà soát việc áp dụng phòng vệ thương mại theo mẫu của Cơ quan điều tra ban hành;
2. Các tài liệu, thông tin mà bên đề nghị rà soát cho là cần thiết.
Theo đó, hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
- Đơn đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
- Các tài liệu, thông tin mà bên đề nghị rà soát cho là cần thiết.
Đồng thời, căn cứ Điều 58 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì thời gian nộp hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp được quy định như sau:
Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát,
Trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không.
Quy định về thời gian cơ quan có thẩm quyền thẩm định Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại?
Căn cứ tại Điều 56 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định Hồ sơ yêu cầu rà soát
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu rà soát. Nếu Hồ sơ yêu cầu rà soát chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo yêu cầu bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống trợ cấp, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Nếu Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống trợ cấp chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo yêu cầu bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Đồng thời, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?