79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công vào ngày tháng năm nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
- 79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công vào ngày tháng năm nào?
- Ngày 19 tháng 8 79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám người lao động có được nghỉ làm không?
- Ngày 19 tháng 8 kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám được tổ chức như thế nào?
79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công vào ngày tháng năm nào?
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Như vậy, 79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công vào ngày 19/8/2024.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công vào ngày tháng năm nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không? (Hình từ Internet)
Ngày 19 tháng 8 79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 19 tháng 8 Ngày Cách mạng Tháng Tám thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Ngày 19 tháng 8 kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
[...]
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
b) Thủ tướng Chính phủ (đối với năm khác), Chủ tịch nước (đối với năm lẻ 5) chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
c) Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
đ) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.
[...]
Như vây, ngày 19 tháng 8 kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám năm 2024 được tổ chức như sau:
- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
- Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
- Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?