5 Đối tượng tiếp tục tiêm phòng vắc xin phòng Covid 19 theo hướng dẫn tại Công văn 2461/BYT-DP?
5 Đối tượng tiếp tục tiêm vắc xin phòng Covid 19 theo hướng dẫn tại Công văn 2461/BYT-DP?
Ngày 10/5/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn 2461/BYT-DP năm 2024 về việc hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid 19.
Theo đó, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID 19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tháng 11/2023, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID 19 trong thời gian tới.
Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, trên cơ sở khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới và Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế; Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID 19 như sau:
- Đối tượng triển khai tiêm vắc xin phòng COVID 19 bao gồm:
+ Cán bộ y tế;
+ Người trên 50 tuổi,
+ Người có bệnh lý nền;
+ Người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào;
+ Phụ nữ có thai.
5 Đối tượng tiếp tục tiêm phòng vắc xin phòng Covid 19 (Hình từ Internet)
Các biện pháp phòng bệnh COVID-19 trong tình hình mới bao gồm những biện pháp nào?
Tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ các biện pháp phòng bệnh COVID-19 trong tình hình mới như sau:
Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
Mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Viện phòng bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi ngờ.
- Nâng cao sức khỏe: có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...).
- Cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu trên.
Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương. Triển khai lồng ghép tiêm vắc xin phòng COVID-19 với hoạt động tiêm chủng thường xuyên theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.
Kiểm dịch y tế biên giới
Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
Thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch
Các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Cách thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc COVID-19 từ ngày 20/10/2023 được quy định như thế nào?
Ngày 29/10/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 6922/BYT-KHTC năm 2023 nhằm hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị cho người mắc bệnh Covid-19 và chế độ, chính sách cho người tham gia chống dịch Covid-19 từ ngày 20/10/2023 để đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp phòng, chống dịch khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B.
Việc thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc COVID-19 từ ngày 20/10/2023 được hướng dẫn tại Công văn 6922/BYT-KHTC năm 2023 như sau:
* Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn, sinh hoạt phí đối với người bệnh COVID-19 kể từ ngày 20/10/2023:
- Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người không có thẻ bảo hiểm y tế tự thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Đối với chi phí tiền ăn, sinh hoạt phí thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.
* Đối với người bệnh vào viện trước ngày 20/10/2023 và ra viện sau ngày 20/10/2023:
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19:
+ Trước ngày 20/10/2023 thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
+ Kể từ ngày 20/10/2023 thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 nêu trên.
- Chi phí tiền ăn, sinh hoạt phí đối với người bệnh COVID-19:
+ Trước ngày 20/10/2023 thực hiện theo hướng dẫn của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm A (thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19).
+ Kể từ ngày 20/10/2023: Đối với chi phí tiền ăn, sinh hoạt phí thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình, ngoài việc phải có giấy phép xây dựng thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Thiết bị y tế loại B là gì? Thiết bị y tế loại B nào được mua bán như các hàng hóa thông thường?
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?
- Tải mẫu mới nhất phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn? Lưu ý khi lập phụ lục?