3 hoạt động được ưu tiên nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai theo Quyết định 171/QĐ-TTg là gì?
- Nhà nước tập trung nâng cao chất lượng đối với diện tích rừng tại các vùng bị suy thoái về đa dạng sinh học và thường xảy ra thiên tai?
- Mục tiêu của đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai là gì?
- Đâu là đối tượng , phạm vi của Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030?
- 3 hoạt động được ưu tiên nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai là gì?
Ngày 07/02/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Quyết định 171/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030.
Nhà nước tập trung nâng cao chất lượng đối với diện tích rừng tại các vùng bị suy thoái về đa dạng sinh học và thường xảy ra thiên tai?
Tại Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 nêu rõ quan điểm nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 như sau:
- Nâng cao chất lượng rừng phải phù hợp với điều kiện sinh thái và chức năng của từng loại rừng, tập trung nâng cao chất lượng đối với diện tích rừng tại các vùng bị suy thoái về đa dạng sinh học và thường xảy ra thiên tai.
- Thực hiện đồng bộ công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng; phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng để bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng phòng hộ của rừng.
- Việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng không làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm chức năng của rừng; tuân thủ các quy định pháp luật về lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư; lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công và các Chương trình, đề án khác theo từng giai đoạn.
3 hoạt động được ưu tiên nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai theo Quyết định 171/QĐ-TTg là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai là gì?
Theo Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024, mục tiêu của Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 như sau:
- Mục tiêu chung:
Nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, tăng cường trữ lượng các - bon của rừng và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tổng diện tích rừng được nâng cao chất lượng là 240.000 ha, trong đó: rừng đặc dụng 36.000 ha; rừng phòng hộ 138.000 ha; rừng sản xuất là rừng tự nhiên 66.000 ha.
+ Chất lượng rừng tự nhiên là rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng được cải thiện về trữ lượng rừng, đa dạng tổ thành loài cây và cấu trúc rừng đáp ứng yêu cầu về bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và phòng chống thiên tai.
Cụ thể như bảng dưới đây:
TT | Vùng | Tổng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất |
1 | Trung du miền và miền núi phía Bắc | 94,000 | 9,000 | 71,000 | 14,000 |
2 | Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung | 115,500 | 22,500 | 59,000 | 34,000 |
3 | Tây Nguyên | 30,500 | 4,500 | 8,000 | 18,000 |
Tổng | 240,000 | 36,000 | 138,000 | 66,000 |
Đâu là đối tượng , phạm vi của Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030?
Tại Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 quy định về đối tượng và phạm vi thực hiện như sau:
(1) Đối tượng rừng
- Rừng đặc dụng: thuộc rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt và rừng tự nhiên chưa có trữ lượng.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn: thuộc rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt và rừng tự nhiên chưa có trữ lượng; rừng trồng chất lượng thấp.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt và rừng tự nhiên chưa có trữ lượng.
(2) Phạm vi
Đề án được triển khai, thực hiện trên phạm vi của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thuộc khu vực trung du và miền núi thường xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, có diện tích rừng cần nâng cao chất lượng góp phần bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và phòng, chống thiên tai thuộc 03 vùng kinh tế - xã hội, bao gồm:
- Trung du và miền núi phía Bắc;
- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung;
- Tây Nguyên.
Khuyến khích các địa phương khác có điều kiện phù hợp thực hiện các nội dung của Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030.
Đối với việc nâng cao chất lượng rừng ven biển (bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) thì thực hiện theo Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1662/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2021.
(3) Thời gian thực hiện: từ năm 2024 đến hết năm 2030
3 hoạt động được ưu tiên nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai là gì?
Tại Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 quy định về xây dựng dự án hỗ trợ, thực hiện Đề án, trong đó các hoạt động được ưu tiên bao gồm:
(1) Rà soát, xác định diện tích, đối tượng từng loại rừng theo chủ quản lý rừng để triển khai, thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, bao gồm:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung;
- Làm giàu rừng;
- Nuôi dưỡng rừng và xác định loài cây trồng phù hợp để nâng cao chất lượng rừng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và thực tiễn tại địa phương.
(2) Xây dựng mô hình điểm nâng cao chất lượng rừng đối với từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất), đại diện cho từng vùng thuộc phạm vi Đề án, trong đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung;
- Làm giàu rừng;
- Nuôi dưỡng rừng để theo dõi, đánh giá, tổng kết làm cơ sở nhân rộng tại các địa phương và hoàn thiện chính sách.
(3) Đề xuất, lựa chọn các đề tài, nhiệm vụ khoa học nghiên cứu về phục hồi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, tăng cường trữ lượng các - bon của rừng; trên cơ sở kết quả thực hiện xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với từng đối tượng rừng; nghiên cứu chuyển hóa rừng đơn loài thành rừng hỗn giao, đa tầng tán...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?