06 trường hợp không được thế chấp sổ đỏ theo quy định hiện nay? Có được thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai?
- Không đủ điều kiện sẽ không được thế chấp sổ đỏ?
- Người đang thực hiện nghĩa vụ quản lý di sản là quyền sử dụng đất sẽ không được thế chấp sổ đỏ?
- Không được thế chấp sổ đỏ là quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai?
- Tổ chức tôn giáo, cộng đồng dân cư và người sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay sẽ không được thế chấp sổ đỏ?
Không đủ điều kiện sẽ không được thế chấp sổ đỏ?
Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo đó thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Do đó, nếu như người sử dụng đất không đáp ứng được bất kỳ điều kiện nào nêu trên thì sẽ không được thế chấp sổ đỏ.
06 trường hợp không được thế chấp sổ đỏ theo quy định hiện nay? Có được thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai? (Hình từ Internet)
Người đang thực hiện nghĩa vụ quản lý di sản là quyền sử dụng đất sẽ không được thế chấp sổ đỏ?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
Như vậy, người quản lý di sản sẽ không được thế chấp sổ đỏ là di sản mà người chết để lại nếu như không có sự đồng ý bằng văn bản của những người thừa kế.
Không được thế chấp sổ đỏ là quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai?
Căn cứ vào Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
...
4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.
Theo như các quy định trên thì quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai sẽ không được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản.
Tổ chức tôn giáo, cộng đồng dân cư và người sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay sẽ không được thế chấp sổ đỏ?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 156 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng
...
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay sẽ không được thế chấp sổ đỏ tại cảng hàng không, sân bay.
- Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư
Căn cứ vào Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo như quy định trên thì cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sẽ không được thế chấp sổ đỏ mà mình đang sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?