06 Hành vi chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ tại Quy định 114-QĐ/TW 2023 gồm những gì?

Cho tôi hỏi: 06 Hành vi chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ tại Quy định 114-QĐ/TW 2023 gồm những gì? - Câu hỏi của chú Tùng (Bình Dương).

Hành vi chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ tại Quy định 114-QĐ/TW 2023 gồm những gì?

Căn cứ Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.

Các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có 03 nhóm chính sau:

- Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

- Hành vi chạy chức chạy quyền;

- Các hành vi tiêu cực khác.

Theo đó, đối với hành vi chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ, Điều 4 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:

Hành vi chạy chức, chạy quyền
1. Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
2. Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.
3. Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.
4. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
5. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu, đề cử, chỉ định bản thân.
6. Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Như vậy, trong công tác cán bộ, 06 hành vi chạy chức chạy quyền bao gồm các nội dung nêu trên.

06 Hành vi chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ tại Quy định 114-QĐ/TW 2023 gồm những gì?

06 Hành vi chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ tại Quy định 114-QĐ/TW 2023 gồm những gì? (Hình từ Internet)

Biện pháp xử lý hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:

(1) Trường hợp bị khiển trách

- Sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ.

- Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

(2) Trường hợp bị cảnh cáo

- Xem xét miễn nhiệm.

- Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ.

- Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

(3) Trường hợp bị cách chức

- Sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ.

- Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

(4) Trường hợp bị khai trừ ra khỏi Đảng

Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Như vậy, việc xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn Tải về quy định liên quan đến Lợi dụng chức vụ quyền hạn:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
Pháp luật
Mức án phạt cao nhất tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Chủ tịch tỉnh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ giúp doanh nghiệp khai thác cát lậu thu lợi bất chính, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng có thể bị phạt tù đến 15 năm?
Pháp luật
Cựu sĩ quan Quân đội phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị phạt tù đến 15 năm?
Pháp luật
Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là gì? Người phạm tội này có thể bị tù chung thân đúng không?
Pháp luật
Vụ lợi là gì? Vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Động cơ cá nhân khác trong cấu thành của các tội phạm về chức vụ được hiểu như thế nào theo hướng dẫn của HĐTP TAND tối cao?
Pháp luật
Lợi dụng chức vụ quyền hạn là như thế nào? Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đi tù mấy năm?
Pháp luật
Đảng viên lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để mẹ ruột thực hiện hành vi trục lợi nhưng để lại hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lợi dụng chức vụ quyền hạn
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,052 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lợi dụng chức vụ quyền hạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lợi dụng chức vụ quyền hạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào